Hình thức, ngành nghề được phép đầu tư sang Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những thị trường đầu tư lớn nhất trên thế giới, với một nền kinh tế phát triển và tiềm năng lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư sang Trung Quốc đòi hỏi những kiến thức pháp lý cơ bản để đảm bảo rằng các hình thức và ngành nghề đầu tư phù hợp với quy định pháp luật của Việt Nam (quốc gia đầu tư) và Trung Quốc (quốc gia nhận đầu tư) để được phép hoạt động tại đất nước này.

Trong bài viết này, hãy cùng Siglaw tìm hiểu các hình thức và ngành nghề được phép đầu tư sang Trung Quốc, đồng thời điểm qua những quy định pháp lý quan trọng cần biết khi đầu tư tại đất nước này nhé!   

Căn cứ pháp lý về hình thức, ngành nghề được phép đầu tư sang Trung Quốc

  • Luật số 61/2020/QH14, Luật đầu tư;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
  • Luật Đầu tư nước ngoài của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua vào ngày 15 tháng 3 năm 2019 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2020;
  • Danh sách cấm tiếp cận đầu tư nước ngoài của Trung Quốc (Bản 2021); 
Hình thức, ngành nghề được phép đầu tư sang Trung Quốc
Hình thức, ngành nghề được phép đầu tư sang Trung Quốc

Hình thức, ngành nghề đầu tư sang Trung Quốc theo pháp luật Việt Nam

Các hình thức thực hiện đầu tư từ Việt Nam sang Trung Quốc

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư sang Trung Quốc thì các hình thức để thực hiện đầu tư và tài liệu xác định hình thức đầu tư đó gồm có: 

✔️Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

✔️Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài: Nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.

✔️Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó: Nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

✔️Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

✔️Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư: Nhà đầu tư nộp tài liệu xác định hình thức đầu tư đó theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư. 

Ngành nghề cấm đầu tư sang Trung Quốc

Gồm có các ngành nghề sau đây:

✅Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư và các điều ước quốc tế có liên quan: 

????Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

????Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

????Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

????Kinh doanh mại dâm;

????Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

????Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

????Kinh doanh pháo nổ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ; 

????Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

✅Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương; 

✅Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Ngành nghề đầu tư sang Trung Quốc có điều kiện

Ngành, nghề đầu tư sang Trung Quốc có điều kiện bao gồm:

  • Ngân hàng;
  • Bảo hiểm;
  • Chứng khoán;
  • Báo chí, phát thanh, truyền hình;
  • Kinh doanh bất động sản.

Điều kiện đối với ngành, nghề đầu tư sang Trung Quốc có điều kiện

Đối với các ngành, nghề ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện đầu tư tại Trung Quốc theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

 Đối với ngành, nghề báo chí, phát thanh, truyền hình, nhà đầu tư là tổ chức đã được cấp phép hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam và được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý bằng văn bản.

Đối với ngành, nghề kinh doanh bất động sản, nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp.

Hình thức, Ngành nghề đầu tư tại Trung Quốc theo pháp luật Trung Quốc

Hình thức đầu tư tại Trung Quốc

Đầu tư nước ngoài là hoạt động đầu tư được đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một thể nhân nước ngoài, doanh nghiệp hoặc tổ chức khác (“nhà đầu tư nước ngoài”), bao gồm các trường hợp sau: 

  • Thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Trung Quốc, độc lập hoặc cùng với bất kỳ nhà đầu tư nào khác; 
  • Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, vốn góp, phần tài sản hoặc bất kỳ quyền và lợi ích tương tự nào khác của doanh nghiệp trên lãnh thổ Trung Quốc; 
  • Tiến hành đầu tư để bắt đầu một dự án mới trên lãnh thổ Trung Quốc, độc lập hoặc cùng với bất kỳ nhà đầu tư nào khác; 
  •  Theo bất kỳ hình thức nào khác được quy định bởi luật pháp, quy định hành chính hoặc quy định của Hội đồng Nhà nước.

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc là doanh nghiệp được thành lập theo luật pháp Trung Quốc trong lãnh thổ Trung Quốc và được đầu tư toàn bộ hoặc một phần bởi nhà đầu tư nước ngoài.

Ngành nghề kinh doanh bị cấm, hạn chế đầu tư tại Trung Quốc

Danh sách cấm tiếp cận đầu tư (Negative List) điều chỉnh các ngành, nghề cấm đầu tư và hạn chế đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, nếu ngành, nghề mà Quý bạn đọc đang có ý định đầu tư mà không thuộc danh mục trên sẽ được hưởng đối xử giống như các doanh nghiệp trong nước.

 Nhìn chung, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc bị cấm trong các ngành nếu:

  • Đe dọa an ninh quốc gia hoặc cơ sở quân sự của đất nước;
  •  Tổn hại lợi ích công cộng;
  •  Gây hại cho môi trường; 
  • Cản trở việc bảo vệ và phát triển tài nguyên đất;
  • Sử dụng công nghệ độc đáo vốn là tài sản của Trung Quốc cho mục đích sản xuất.

Bên cạnh đó, một số ngành, nghề được liệt kê  trong Danh sách cấm tiếp cận đầu tư (Negative list) vẫn có thể tiếp cận được, tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài phải tham gia vào quan hệ liên doanh với đối tác Trung Quốc trong đó đối tác Trung Quốc có thể có hoặc không buộc phải nắm giữ cổ phần chi phối.

Siglaw đã liệt kê danh sách các ngành, nghề kinh doanh bị cấm, hạn chế và điều kiện đối với những ngành, nghề hạn chế đầu tư dưới đây:

Danh sách ngành nghề kinh doanh bị cấm đối với nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc

STT Ngành, nghề bị cấm đầu tư  
I Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, trồng trọt và trồng cây của các loại cây trồng quý hiếm và độc đáo của Trung Quốc, cũng như sản xuất các vật liệu sinh sản liên quan (bao gồm các gen tuyệt vời của trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản).
Đầu tư vào việc lai tạo các loại giống cây trồng, giống gia súc gia cầm và giống thủy sản được sửa gen, cũng như sản xuất các hạt giống được sửa gen (cây giống) của chúng.
Đầu tư vào việc đánh bắt sản phẩm thủy sản trong vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc và trong vùng nước lãnh thổ của Trung Quốc.
II Khai thác mỏ
1 Cấm đầu tư vào việc khai thác, khai thác và tách khoáng của các loại khoáng sản quý hiếm, khoáng sản phóng xạ và vonfram.
III Sản xuất
1 Đầu tư vào việc áp dụng các kỹ thuật chế biến như hấp, xào, đốt thuốc thảo dược Trung Quốc và sản xuất các sản phẩm đặc trưng của thuốc Đông y;
IV Thương mại bán buôn và bán lẻ 
1 Đầu tư vào việc bán buôn, bán lẻ thuốc lá, thuốc lá sấy lại lá và các sản phẩm thuốc lá khác.
V Ngành bưu chính
1

 

Đầu tư vào các công ty bưu chính và kinh doanh chuyển phát nội địa.
VI. Truyền thông thông tin, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin
1 Đầu tư vào dịch vụ tin tức Internet, dịch vụ xuất bản Internet, dịch vụ chương trình âm thanh-hình ảnh Internet, hoạt động văn hóa trực tuyến (trừ âm nhạc), và dịch vụ phổ biến thông tin trên Internet (trừ nội dung được mở theo cam kết của Trung Quốc với WTO).
VII Cho thuê và dịch vụ kinh doanh
1 Đầu tư vào các vấn đề pháp lý của Trung Quốc (trừ việc cung cấp thông tin về tác động lên môi trường pháp lý của Trung Quốc) và nhà đầu tư nước ngoài không được bổ nhiệm làm đối tác của một công ty luật trong nước.
2 Đầu tư vào các cuộc khảo sát xã hội.
VIII Nghiên cứu khoa học và dịch vụ kỹ thuật
1 Đầu tư vào phát triển và ứng dụng tế bào gốc người và các công nghệ chẩn đoán và điều trị gen.
2 Đầu tư vào các viện nghiên cứu về nhân văn và khoa học xã hội
3 Đầu tư vào khảo sát địa chất, khảo sát và đánh giá biển, nhiếp ảnh không gian cho khảo sát và đánh giá, khảo sát chuyển động địa hình và đánh giá ranh giới hành chính.

Chuẩn bị bản đồ địa hình, bản đồ khu vực hành chính thế giới, bản đồ khu vực hành chính quốc gia, bản đồ khu vực hành chính cấp tỉnh trở xuống, bản đồ giảng dạy quốc gia, bản đồ giảng dạy địa phương, bản đồ ba chiều thực sự

Ngành nghề hạn chế đầu tư ở Trung Quốc

I Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản
1 Đối tác Trung Quốc phải nắm giữ không ít hơn 34% cổ phần trong việc lựa chọn giống lúa mới và sản xuất hạt giống, và việc lựa chọn giống ngô mới và sản xuất hạt giống phải được kiểm soát bởi đối tác Trung Quốc.
II Sản xuất
1 Việc in ấn các ấn phẩm phải được kiểm soát bởi đối tác Trung Quốc
III Sản xuất và cung cấp điện, nhiệt, khí và nước
1 Đối với việc xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, cổ phần phải kiểm soát chủ yếu bởi đối tác Trung Quốc
IV Vận tải, kho bãi và ngành bưu chính
1 Các công ty vận tải nội địa phải được kiểm soát bởi đối tác Trung Quốc
2 Cổ phần kiểm soát của các công ty vận tải hàng không công cộng phải được nắm giữ bởi đối tác Trung Quốc, tỷ lệ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và các công ty liên kết của họ không được vượt quá 25%, và đại diện pháp lý phải là công dân Trung Quốc.

Đại diện pháp lý của một doanh nghiệp hàng không dân dụng phải là công dân Trung Quốc; các doanh nghiệp hàng không dân dụng phục vụ cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản phải giới hạn trong hình thức liên doanh vốn; cổ phần kiểm soát trong các doanh nghiệp hàng không dân dụng khác phải được nắm giữ bởi đối tác Trung Quốc.

3 Đối với việc xây dựng và vận hành sân bay dân dụng, cổ phần kiểm soát so sánh phải được nắm giữ bởi đối tác Trung Quốc. Các bên nước ngoài không được tham gia vào việc xây dựng và vận hành tháp điều khiển sân bay.
V Truyền thông thông tin, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin
Các công ty viễn thông phải tuân thủ các quy định về cung cấp dịch vụ viễn thông được mở theo cam kết của Trung Quốc với WTO;

Tỷ lệ cổ phần nước ngoài cho các dịch vụ viễn thông gia tăng giá trị (trừ thương mại điện tử, liên lạc đa bên trong nước, lưu trữ-chuyển tiếp và trung tâm cuộc gọi) không được vượt quá 50%; và cổ phần kiểm soát phải được nắm giữ bởi Bên Trung Quốc đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản.

VI  Cho thuê và dịch vụ kinh doanh
1 Công ty khảo sát thị trường chỉ được giới hạn trong hình thức liên doanh vốn; đối với các cuộc khảo sát đánh giá đài phát thanh và truyền hình, cổ phần kiểm soát phải được nắm giữ bởi Bên Trung Quốc.

_____________________________________________________

Để được tư vấn đầu tư thành lập công ty tại Trung Quốc miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ: 

Công ty Luật Siglaw Trụ sở chính: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Hotline: 0961 366 238 Email: vphn@siglaw.com.vn 

Chi nhánh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

5/5 - (4 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238