Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Tranh chấp về thừa kế là loại tranh chấp thông thường xảy ra giữa các mối quan hệ trong gia đình, xã hội. Khi nhắc đến thừa kế thường quan tâm đến loại thừa kế là thừa kế có chia di sản hay không chia di sản, thời hiệu chia di sản thừa kế và các hàng thừa kế. Dưới đây, Công ty Luật Siglaw sẽ giới thiệu về tranh chấp thừa kế và cung cấp quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế.

Phân loại tranh chấp thừa kế

Tranh chấp di sản thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân sau khi chết sẽ thực hiện chuyển tài sản của mình cho người khác.

Tranh chấp thừa kế theo di chúc thường xảy ra trong một số trường hợp như:

  • Di chúc miệng
  • Di chúc không có người làm chứng, không được công chứng hay chứng thực
  • Di chúc bị thất lạc, hư hại
  • Người được thừa kế theo di chúc từ chối nhận di sản
  • ….

Tranh chấp di sản thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp người đã mất không để lại di chúc hoặc không kịp lập di chúc; người đã chết có để lại di chúc nhưng không hợp pháp; người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản; người thừa kế di chúc không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì di sản sẽ chia theo hàng thừa kế, các điều kiện và trình tự thừa kế sẽ do pháp luật quy định.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo các hàng thừa kế, có thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới sau đây:

  • Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  • Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế theo quy định

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. 

  • Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp về thừa kế trong trường hợp tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết.
  • Tòa án theo lãnh thổ được xác định giải quyết tranh chấp thừa kế là Tòa án nơi bị đơn cư trú làm việc; nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở; nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Trường hợp khác, các bên đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản để lựa chọn yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc giải quyết tranh chấp thừa kế. Tuy nhiên, nếu di sản tranh chấp là bất động sản thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Hình thức giải quyết tranh chấp thừa kế

Hiện nay có 03 hình thức phổ biến được sử dụng để giải quyết tranh chấp thừa kế bao gồm: thương lượng, hòa giải và khởi kiện.

  • Thương lượng: Đây là hình thức để các bên bàn bạc, thảo luận với nhau nhằm đi đến một thỏa thuận thống nhất về giải quyết vấn đề tranh chấp, đây được xem là phương thức tối ưu nhất thể hiện quyền tự do thỏa thuận và định đoạt của các bên. Ngoài ra cũng thể hiện được ưu điểm tiết kiệm và nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian.
  • Hòa giải: Phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp là sự tham gia của các bên tranh chấp và có một bên làm trung gian để điều hòa các mâu thuẫn đó, đồng thời bên trung gian cũng là bên lắng nghe để gợi mở phương hướng giải quyết cho các tranh chấp của các bên.
  • Khởi kiện: Trong trường hợp các bên không thể thương lượng hoặc hòa giải, hoặc không hòa giải thành, các bên có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa và yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Siglaw về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế. Nếu như có bất kì thắc mắc nào về Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế, xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238