Tính đến hiện tại, Việt Nam đã có đóng góp không hề nhỏ trong ngân sách đầu tư sang Lào. Đứng thứ ba trên vị trí xếp hạng đầu tư nước ngoài do Lào thống kế, chỉ sau Trung Quốc và Thái Lan. Nếu như trước đây, khối đầu tư Việt Nam đầu tư sang Lào chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn nhà nước, thì hiện nay, khối doanh nghiệp tư nhân đang chú trọng nguồn lực đầu tư và khai thác thị phần này.
Nắm được nhu cầu thị trường quốc tế, chính phủ Lào đã nỗ lực cải thiện các chính sách đầu tư, tập trung khắc phục những vấn đề tồn đọng hiện tại, gỡ bỏ những nút thắt khó khăn cho hoạt động doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy thu hút tối đa nguồn vốn ngoại, mục tiêu phát triển quốc gia trong giai đoạn tới.
Các hình thức tiếp nhận đầu tư nước ngoài chính tại Lào
Về mặt chính sách pháp luật đầu tư, chính phủ Lào chủ trương thu hút các nguồn vốn ngoại thông qua các hình thức tiếp nhận đầu tư sau:
- Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài
- Loại hình liên doanh giữa nhà đầu tư Lào với nhà đầu tư nước ngoài (thành lập doanh nghiệp tại Lào)
- Loại hình hợp tác kinh doanh theo hợp đồng giữa nhà đầu tư Lào với nhà đầu tư nước ngoài
- Loại hình liên doanh giữa một bên là doanh nghiệp nhà nước và một bên là doanh nghiệp tư nhân
- Loại hình kinh doanh dưới diện đối tác PPP: Nhà nước – tư nhân.
Hiện tại, nhiều dự án của các nhà đầu tư Việt Nam đã cho tín hiệu hoạt động kinh doanh khá thành công tại quốc gia này. Điều này đã tạo ra những giá trị tích cực về mặt kinh tế – xã hội, đồng thời, giải quyết được rất nhiều việc làm cho các lao động tại đây, giúp họ có công ăn việc làm ổn định, thu nhập ổn định, cuộc sống của người dân Lào vì thế mà đi lên, góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước đáng kể.
Thực tế hiện nay tại Lào, nếu làm một cuộc khảo sát thực tế, ta có thể thấy sự khác nhau rõ rệt về nền kinh tế sau khi mở cửa kinh tế quốc tế, thu hút nguồn vốn FDI. Các trường học mới và chất lượng đã được xây dựng lên rất nhiều, các cơ sở y tế, bệnh xá cũng đã được chú ý và quan tâm cải thiện, hỗ trợ cho người dân mặt bằng về cuộc sống tốt hơn. Ở Lào hiện này, hệ thống giao thông, đường, điện cũng đã được xây dựng đồng bộh và phát triển mạnh mẽ, thậm chí chính phủ còn có những chính sách xây nhà tái định cư cho người dân, đặc biệt tập trung các dự án cho các bà con vùng sâu vùng xa, nhưng miền đất còn nghèo khó.
Hình thức tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam sang Lào
Chính phủ Việt Nam cũng đặt rất nhiều kỳ vọng vào sự phát triển kinh tế và đầu tư tại Lào. Việt Nam mong muốn, trong tương lai, sẽ trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại đây, thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế, tập trung các cơ sở hạ tầng cứng và mềm, bao gồm các dự án giao thông đường bộ, đường sắt và đường không, cảng biển. Hỗ trợ và thúc đẩy chính phủ Lào đặc biệt trong lĩnh vực logisstic.
Chính phủ Lào cũng thể hiện thiện chí gắn bó khăng khít quan hệ với Việt Nam, chủ động đề xuất sẽ cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư sang thị trường Lào, chính phủ Lào cũng ghi nhận thiện chí hợp tác và đầu tư của Việt Nam, thể hiện qua việc Lào là quốc gia đứng thứ nhất trong số 78 quốc gia nà Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Tổng vốn đầu tư đến hiện tại là hơn 5 tỷ đô, một con số đầu tư rất lớn.
Mặc dù có chịu ảnh hưởng khó khăn chung từ sau đại dịch, nhưng Việt Nam đã nhanh chóng có xu hướng đầu tư trở lại theo hướng bền vững hơn, các lĩnh vực đầu tư đã mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây, đặc biệt tập trung ở các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chế biến chế tạo…
Thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam và Lào đã được hưởng lợi về thuế suất, định mức 0% đối với hầu hết các mặt hàng, căn cứ theo Hiệp định thương mại hàng hoá Asean và Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Lào. Hơn nữa, người dân và thị trường Lào lại đặc biệt ưa thích các sản phẩm từ Việt Nam, tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho việc giao thương giữa hai quốc gia.
Chính phủ Lào cũng đưa ra các ngành nghề hạn chế kinh doanh, điều này áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Lào. Hầu hết các ngành nghề bị cấm đầu tư đều tập trung ở các ngành nghề về gìn giữ văn hoá, bản thế, truyền thống và nét dân tộc. Và một số ngành nghề bảo hộ người dân trong nước. Đó là những hạn chế hoàn toàn có thể hiểu được. Xem thêm: Quy định pháp luật về đầu tư từ Việt Nam sang Lào
Hiện nay, cả nước Lào có khoảng hơn 300 luật sư, đội ngũ hỗ trợ pháp lý còn nhiều hạn chế. Để đảm bảo cho việc hỗ trợ tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư Việt Nam khi muốn đầu tư sang Lào, Siglaw đã có những nghiên cứu, triển khai và hợp tác với các luật sư nhiều kinh nghiệm tại Lào, nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng, tháo gỡ những khó khăn, và kịp thời hỗ trợ, cập nhật quy định pháp lý cần thiết cho nhà đầu tư khi đầu tư tại đây.