Tại Việt Nam, các nhà máy thủy điện đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, ngoài việc sản xuất điện năng còn tham gia chống lũ, cấp nước cho hạ du, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Tuy đã có nhiều thay đổi về cơ cấu nguồn điện và đa dạng hóa thành phần cung cấp nguồn điện, nhưng nguồn thủy điện vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp điện cho hệ thống, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
Trong bài viết này, Siglaw tư vấn về đầu tư dự án thủy điện, những khó khăn, thuận lợi và các thủ tục cần biết.
Yếu tố thuận lợi khi đầu tư dự án thủy điện tại Việt Nam
Thứ nhất, nhiệt điện than đang suy yếu do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và thiếu hụt nguồn nguyên liệu, đây là điểm lợi thế cho thủy điện vươn lên dẫn đầu về sản lượng điện;
Thứ hai, về điện mặt trời và điện gió, sản lượng huy động biến động mạnh trong ngày và giữa các ngày trong tháng, đồng thời duy trì ở mức thấp trong các tháng đầu năm. Điện mặt trời cho thấy thời gian phát điện hiệu quả chỉ khoảng 4 – 5 giờ/ngày, điện gió thì cần theo dõi khả năng phát điện theo mùa gió để đánh giá hiệu quả. Do đó, thủy điện vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng là nguồn năng lượng nền tảng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia bởi tính ổn định cao của nguồn năng lượng này.
Thứ ba, thủy điện có lợi thế là nguồn nước dồi dào, nguồn phát điện rẻ nhất đang có ưu thế lớn trên thị trường phát điện cạnh tranh. Bên cạnh đó, điều kiện thủy văn – yếu tố quyết định khả năng trữ nước, phát điện của các nhà máy thủy điện – đang có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào thủy điện.
Thứ tư, nhu cầu điện ngày càng tăng cao, trong khi nhiệt điện than đang suy yếu, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển thủy điện – nguồn năng lượng điện rẻ nhất trong các loại điện;
Những khó khăn khi đầu tư dự án thủy điện tại Việt Nam
Thứ nhất, khó khăn về địa bàn xây dựng: địa hình xây dựng thủy điện ở Việt Nam thường là vùng đèo núi hiểm trở, gần những vùng sông suối, nơi cung cấp nguyên liệu cho dự án; điều này cũng gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư;
Thứ hai, khó khăn trong hoạt động giải phóng mặt bằng, hoạt động tái định cư;
Thứ ba, khó khăn về cơ sở hạ tầng: đường sá, giao thông tại Việt Nam ở các vùng có tiềm năng phát triển thủy điện thường chưa phát triển, gây khó khăn cho việc triển khai dự án thủy điện;
Thứ tư, khó khăn liên quan đến các thủ tục: các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư thủy điện còn nhiều điểm phức tạp và vướng mắc, gây mất thời gian cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào lĩnh vực này;
Những ưu đãi đối với hoạt động đầu tư dự án thủy điện
Khi thực hiện dự án thủy điện tại các địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư sẽ được hưởng:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
d) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
Và các ưu đãi khác theo quy định
Điều kiện đầu tư dự án thủy điện
Đầu tư phát triển dự án thủy điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực. Dự án đầu tư chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực chỉ được thực hiện khi cơ quan lập quy hoạch phát triển điện lực trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cho phép.
Chủ đầu tư dự án thủy điện có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.
Đơn vị phát điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm cắt, trạm biến áp trong phạm vi quản lý của mình đồng bộ với trang thiết bị công nghệ phát điện để đấu nối với hệ thống điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Các đường dây, trạm biến áp truyền tải và phân phối điện xây dựng mới phải được thiết kế và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ phù hợp với các quy phạm, tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương đương hoặc cao hơn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam.
Các yêu cầu đối với Chủ đầu tư dự án thủy điện
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp và trong các ngành nghề đăng ký kinh doanh có ngành nghề đầu tư xây dựng dự án thủy điện.
- Nhà đầu tư phải có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án: đảm bảo vốn chủ sở hữu đạt tối thiểu 30% Tổng mức đầu tư dự án và được các tổ chức tín dụng, tài chính cam kết cho vay phần vốn đầu tư còn lại bằng văn bản.
Nhà đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền về kế hoạch bố trí các nguồn vốn đầu tư dự án, đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.
- Nhà đầu tư thực hiện dự án không là Chủ đầu tư một dự án khác đang chậm triển khai hoặc chậm tiến độ quá 12 tháng so với quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp được tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Liên quan đến việc thực hiện các dự án mà mình làm Chủ đầu tư, Nhà đầu tư phải cung cấp bản sao các hồ sơ liên quan cho cơ quan có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về sự chính xác các thông tin này.
Quy trình, thủ tục đầu tư dự án thủy điện
Xin quyết định chủ trương đầu tư dự án thủy điện
Hồ sơ xin Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thủy điện
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư dự án thủy điện, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư dự án thủy điện;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án nhiệt điện gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư dự án thủy điện gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư nhiệt điện đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư thủy điện, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Thời hạn giải quyết hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thủy điện
- Tối đa 65 ngày đối với các dự án cần sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ;
- Tối đa 40 ngày đối với các dự án cần sự chấp thuận của UBND cấp tỉnh.
5.2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án thủy điện tại Cơ quan đăng ký đầu tư (Điều 35 Nghị định 31/2021-NĐ-CP)
Sau khi nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án thủy điện cho Nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc.
5.3. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với công ty thực hiện dự án thủy điện tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện bước 2 này để hoàn thành quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thủy điện.
Nhà đầu tư nộp một bộ hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh/thành phố). Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp (theo mẫu);
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
- Tài liệu về tư cách pháp lý của người đại diện (Nếu là cá nhân: Bản sao hộ chiếu/căn cước công dân/chứng minh nhân dân; đối với tổ chức: quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/tài liệu tương đương và và hộ chiếu/chứng minh nhân dân/căn cước công dân kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
Trong thời hạn 03 – 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối phải bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5.4. Quy định về Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư, Nhà đầu tư dự án thủy điện tổ chức lập Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện.
Dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật và phải thực hiện các nội dung:
a) Điều tra, khảo sát, đánh giá kỹ các điều kiện: địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn, động đất kiến tạo, dân sinh, kinh tế – xã hội, giao thông vận tải, công trình lưới điện…trong khu vực.
b) Cập nhật hiện trạng và quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước có liên quan trên lưu vực, làm cơ sở tính toán xác định các đặc trưng thủy văn thiết kế và quan hệ lưu lượng – mực nước tại các tuyến nghiên cứu.
c) Tính toán xác định dòng chảy tối thiểu; có biện pháp công trình đảm bảo xả dòng chảy tối thiểu cho hạ du.
d) Phân tích, so sánh các phương án để lựa chọn tuyến công trình, mực nước dâng bình thường, mực nước chết, công suất lắp máy Nlm, số tổ máy, kết cấu đập dâng, quy mô và kết cấu đập tràn, giải pháp tiêu năng, phương án đấu nối nhà máy thủy điện với hệ thống điện, đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường – xã hội.
đ) Đánh giá ảnh hưởng của dự án đến an toàn, điện lượng, năng lực khai thác của các công trình, dự án liền kề trên lưu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
e) Tính toán an toàn ổn định, độ bền, chống thấm, chế độ thủy lực…của các hạng mục công trình chính như đập dâng, đập tràn, cửa lấy nước, đường hầm, kênh dẫn nước, bể áp lực, tháp điều áp, đường ống áp lực, nhà máy thủy điện, kênh xả, các mái đào hố móng trong mọi điều kiện làm việc của công trình.
g) Bố trí đầy đủ các thiết bị quan trắc sự làm việc của công trình và nền theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04-05:2012/BNNPTNT và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2009;
h) Lập phương án đấu nối nhà máy thủy điện với hệ thống điện quốc gia, đảm bảo phù hợp với QHPTĐL, quy hoạch đấu nối đã được phê duyệt; có văn bản thỏa thuận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về phương án kỹ thuật đấu nối, các thiết bị đo lường, điều khiển, bảo vệ…của công trình đấu nối điện.
i) Lập phương án giao thông phục vụ thi công xây dựng và vận hành khai thác công trình thủy điện, đảm bảo phù hợp với quy hoạch; lập phương án tổ chức thi công và tiến độ đầu tư xây dựng công trình đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng tiến độ.
k) Đánh giá kỹ các tác động của dự án đối với môi trường trong khu vực theo quy định;
l) Có văn bản về việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất cho dự án.
m) Lấy ý kiến của UBND các tỉnh có liên quan về các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường – xã hội như: công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển mục đích sử dụng cho dự án; hoàn trả mặt bằng sau khi xây dựng công trình.
n) Đánh giá các hiệu ích kết hợp khác của dự án như: cắt giảm lũ, tạo nguồn cấp nước cho hạ du; phát triển du lịch, giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản; số lao động có việc làm trong quá trình đầu tư, xây dựng và vận hành khai thác công trình.
o) Có phương án bố trí vốn đầu tư phù hợp với tiến độ đầu tư xây dựng công trình; phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế – tài chính của dự án.
Dịch vụ tư vấn đầu tư dự án thủy điện của Công ty luật Siglaw
Khi sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư dự án thủy điện của Công Ty Luật Siglaw quý khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết các vấn đề sau:
- Miễn phí tư vấn về hợp đồng, quy định về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư dự án thủy điện của Việt Nam.
- Miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài, cư trú của của người nước ngoài theo đúng quy định pháp luật hiện nay.
- Ưu đãi tư vấn thường xuyên và giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… tại thời điểm tư vấn của dự án khi đầu tư ra nước ngoài.
- … Và nhiều giá trị gia tăng khác vượt trên sự kỳ vọng của khách hàng!
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Siglaw Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw