Thủ tục mở phòng khám dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm phát hiện và kiểm soát các loại bệnh. Vì vậy mà rất nhiều bác sĩ chọn mở phòng khám dinh dưỡng. Tuy nhiên cũng như mở các phòng khám chuyên khoa khác, việc mở và hoạt động phòng khám dinh dưỡng cũng cần phải đáp ứng các thủ tục theo quy định pháp luật. Bài viết dưới đây, công ty Luật Siglaw xin giới thiệu đến các bạn về thủ tục mở phòng khám dinh dưỡng.

Điều kiện để hoạt động phòng khám dinh dưỡng

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện như sau:

Là bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ y học dự phòng và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân chuyên ngành dinh dưỡng hoặc bác sĩ y học cổ truyền và chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân y khoa có chứng chỉ đào tạo về

Hồ sơ xin cấp phép mở phòng khám dinh dưỡng

Để xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám dinh dưỡng, chủ phòng khám chuẩn bị bộ hồ sơ được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP);

+ Quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài (Bản sao);

+ Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP);

+ Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP);

+ Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định này;

+ Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

Thủ tục mở phòng khám dinh dưỡng 2024

Thủ tục mở phòng khám dinh dưỡng
Thủ tục mở phòng khám dinh dưỡng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Phòng khám dinh dưỡng nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Bộ Y tế hoặc Sở Y tế theo quy định và nộp phí theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I Nghị định 96/2023/NĐ-CP.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:

  • Cơ quan cấp giấy phép hoạt động tổ chức thẩm định điều kiện hoạt động và danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở đề nghị và lập biên bản thẩm định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ;
  • Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải cấp mới giấy phép hoạt động và ban hành quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định;
  • Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải nêu rõ trong nội dung của biên bản thẩm định.

Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:

  • Cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
  • Sau khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ sở đề nghị gửi văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung.
  • Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thực hiện trình tự theo quy định đối với trường hợp không còn có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và đối với trường hợp cơ sở đã sửa đổi, bổ sung nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.

Bước 4 : Cấp Giấy phép hoạt động và quản lý giấy phép hoạt động

Giấy phép hoạt động được lập thành 02 bản: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị và 01 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động trừ trường hợp đã trả kết quả trên môi trường điện tử.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động công bố trên cổng thông tin điện tử của mình và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các thông tin sau: tên, địa chỉ cơ sở được cấp giấy phép hoạt động; họ, tên và số giấy phép hành nghề người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; số giấy phép hoạt động; phạm vi hoạt động chuyên môn và thời gian hoạt động chuyên môn.

Trên đây là những thông tin về thủ tục mở phòng khám dinh dưỡng được chúng tôi nghiên cứu và tổng hợp lại nhằm đem đến cho quý khách những thông tin bổ ích nhất, nếu còn vấn đề liên quan tới thủ tục mở phòng khám hoặc những vấn đề pháp lý xoay quanh, vui lòng liên hệ Công ty Luật Siglaw

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238