Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ việc làm

Các doanh nghiệp dịch vụ việc làm cung cấp các dịch vụ như tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động theo yêu cầu. Đồng thời, họ thu thập và cung cấp thông tin về thị trường lao động.

Theo Luật Việc làm 2013 và Nghị định 23/2021/NĐ-CP, các doanh nghiệp này cần có giấy phép hoạt động từ cơ quan quản lý việc làm cấp tỉnh. Điều kiện để được cấp giấy phép bao gồm có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tiền ký quỹ. Phạm vi được cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp này sẽ bao gồm những gì.

Phạm vi cung cấp hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp theo luật hiện nay

Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ việc làm
Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ việc làm

Điều 40 Luật Việc làm 2013 quy định về phạm vi hoạt động của doanh nghiệp như sau:

Đối với người người lao động

– Tư vấn cho người lao động về lựa chọn nghề, lựa chọn công việc, trình độ đào tạo, kỹ năng thi tuyển và khả năng tự tạo việc làm, kỹ năng tìm kiếm việc làm trong nước và Quốc tế, phù hợp với khả năng và nguyện vọng của họ.

– Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm cho người sử dụng lao động cần tuyển lao động.

Đối với người sử dụng lao động

– Tư vấn cho người sử dụng lao động tuyển dụng, quản lý lao động; sử dụng lao động và phát triển việc làm; Quản trị và phát triển nguồn nhân lực,

– Giới thiệu, cung ứng lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

– Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

  1. Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
  2. Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
  3. Phân tích và dự báo thị trường lao động.
  4. Triển khai các chương trình, dự án về việc làm.

Các vi phạm thường gặp và mức xử phạt dành cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm nếu vi phạm phạm vi cung cấp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP sẽ bị xử phạt hành chính:

  1. Phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi như không tuân thủ quy định về thông báo hoạt động, không niêm yết công khai giấy phép, quyết định thu hồi giấy phép, hoặc không theo dõi tình trạng việc làm của người lao động.
  2. Phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với việc không báo cáo hoạt động, không quản lý dữ liệu lao động, hoặc không niêm yết giá dịch vụ việc làm.
  3. Phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về vị trí việc làm.
  4. Phạt từ 45.000.000 đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi như hoạt động không được phép, giả mạo giấy phép, sửa chữa hoặc giả mạo văn bản liên quan đến giấy phép.
  5. Các biện pháp bổ sung có thể bao gồm tịch thu giấy phép giả mạo và buộc trả lại tiền thu được hoặc giấy phép.

Căn cứ pháp lý

– Bộ Luật lao động 2012

– Luật Việc làm 2013

– Nghị định 23/2021/NĐ-CP

Nếu bạn có thắc mắc nào xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết!

Chi tiết xin liên hệ:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238