Bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi những quy định riêng. Giáo dục mầm non cũng không ngoại lệ. Nếu muốn kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mầm non thì nhân sự cần có kiến thức chuyên môn và được đào tạo phù hợp với công việc. Những bằng cấp đó nhằm để đáp ứng các yêu cầu cấp phép của cơ quan quản lý đối với việc mở trường. Giúp cho việc mở trường mầm non được diễn ra thuận lợi. Vậy có những yêu cầu về bằng cấp khi mở trưởng mầm non?
Yêu cầu về bằng cấp khi mở trường mầm non đối với Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của trường mầm non. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về những hoạt động khác trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Vì thế để có thể thành lập trường mầm non và trở thành một người cán bộ quản lý với tư cách là hiệu trưởng mầm non thì người được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường mầm non phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 05 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định.
- Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non.
Yêu cầu về bằng cấp khi mở trường mầm non đối với Phó hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật. Nên người được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng nhà trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định.
- Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật.
Xem thêm: Điều kiện mở trường mầm non.
Giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non không chỉ là người chăm lo, dạy dỗ cho các bé, mà còn là những người đặt nền móng đầu tiên cho bước đường trưởng thành của một đứa trẻ. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non. Hằng năm, giáo viên tự đánh giá và được nhà trường đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Nhân sự khác
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại các văn bản tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với từng vị trí việc làm của nhân viên theo quy định. Ví dụ như:
- Đội ngũ y tế, kế toán đều phải có bằng trung cấp.
- Đội ngũ văn thư, cấp dưỡng, bảo vệ phải được bồi dưỡng về vấn đề nghiệp vụ theo đúng quy định.
- Giáo viên, nhân viên trong trường mầm non tư thục, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khỏe theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non.
Căn cứ pháp lý
- Luật giáo dục 2019.
- Thông tư 52/2020 /TT- BGDĐT ban hành Điều lệ trường mầm non.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Hotline: 0961 366 238/ Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0961 366 238/ Email: vphcm@siglaw.com.vn