Lưu ý khi xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy

Từ tháng 1 năm 2021, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP đã được đi vào thực hiện và có hiệu lực. Từ đó các chủ thể khi xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy cần có lưu ý những vấn đề như sau.

Lưu ý khi xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
Lưu ý khi xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy

Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy

a. Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng các khu chức năng (Điều 10) ngoài đối tượng khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao bổ sung các đối tượng là các khu chức năng phải bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy khi lập quy hoạch bao gồm: cụm công nghiệp, khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch như khu du lịch (sinh thái), khu đào tạo.

b. Đối tượng thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy:

  • Đối tượng dự án, công trình và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP thay thế phụ lục IV Nghị định 79/2014/NĐ-CP trong đó đã bổ sung và quy định với các đối tượng như: Nhà trọ, nhà tập thể, nhà ký túc xá, trung tâm thể dục thể thao, đài kiểm soát không lưu, trạm dừng nghỉ, cơ sở đăng kiểm, cửa hàng kinh doanh, sửa chữa ô tô, trạm cấp phát xăng dầu nội bộ…
  • Quy mô các công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC tại phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP được xác định theo chiều cao nhà hoặc tổng khối tích của các hạng mục có tính chất nguy hiểm cháy nổ.

c. Thành phần hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy quy định:

  • Thành phần hồ sơ nộp đề nghị góp ý đối với hồ sơ thiết kế cơ sở và hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC được quy định phù hợp với thực tế, theo hướng dễ thực hiện hơn đối với các cá nhân, tổ chức trong quá trình nộp hồ sơ thủ tục hành chính đối với có một số dạng công trình không thể có đủ các giấy pháp lý như chấp thuận chủ trương đầu tư, chứng chỉ quy hoạch.
  • Bổ sung quy định chi tiết về việc nộp hồ sơ trong trường hợp đề nghị thẩm duyệt thiết kế cải tạo, điều chỉnh về PCCC.

d. Nội dung thẩm duyệt thiết kế về PCCC

Bổ sung nội dung cho phép chủ đầu tư thực hiện thẩm duyệt riêng phần lắp đặt mới hoặc cải tạo của hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy đối với công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định.

e. Nộp và thông báo kết quả xử lý hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC (khoản 6, 7, 8 Điều 13) để đảm bảo cải cách hành chính thì số lượng hồ sơ nộp thủ tục hành chính theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP là 01 bộ (trước đây là 02 bộ). Đồng thời bổ sung hình thức nộp hồ sơ và thông báo kết quả xử lý hồ sơ tại cổng dịch vụ công của cấp có thẩm quyền hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân để thuận tiện trong quá trình thực hiện của các đơn vị.

f. Lưu trữ hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC quy định khoản 11, Điều 13 quy định cụ thể việc cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy lưu hồ sơ dạng tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt (đồng thời giao trách nhiệm scan, chụp hồ sơ cho chủ đầu tư).

g. Phân cấp thẩm duyệt thiết kế về PCCC đã được đưa vào khoản 12, Điều 13, trong đó bổ sung đối tượng “Đồ án quy hoạch đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch trên địa bàn quản lý” thuộc thẩm quyền của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.

Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

Trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và các đơn vị khác có liên quan trong đầu tư, xây dựng công trình

a. Bổ sung quy định trách nhiệm của chủ đầu tư

  • Cung cấp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới cho đơn vị quản lý, vận hành khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Xuất trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

b. Bổ sung quy định trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP của cơ quan Cảnh sát PCCC (khoản 6, Điều 14).

Nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

a. Nghiệm thu từng phần, nghiệm thu từng giai đoạn quy định khoản 1, Điều 15: Làm rõ quy định về việc chủ đầu tư quyết định nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.

b. Thành phần hồ sơ nghiệm thu về PCCC quy định khoản 2, Điều 15: Bổ sung thành phần hồ sơ nghiệm thu về PCCC “Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy”.

c. Nộp và thông báo kết quả xử lý hồ sơ nghiệm thu về PCCC quy định khoản 4, 5, 6 Điều 15: Bổ sung quy định về việc nộp hồ sơ nghiệm thu về PCCC trước khi cơ quan Cảnh sát PCCC tổ chức kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC của chủ đầu tư. Ngoài ra bổ sung hình thức nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân.

d. Bổ sung quy định việc trả lại hồ sơ nghiệm thu về PCCC cho chủ đầu tư sau khi cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC (khoản 8, Điều 13)

e. Khoản 9, Điều 13 khẳng định rõ văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát PCCC chỉ là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp phép đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng (không phải là văn bản cuối cùng để chấp thuận đưa công trình vào sử dụng).

Trên đây là một số lưu ý đối với những chủ thể đang muốn xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy. Đây là những thay đổi, bổ sung mới trong nghị định 136/2020/NĐ-CP so với những văn bản pháp luật cũ.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty tư vấn Luật Siglaw

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0961 366 238/ Email: [email protected]

Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0961 366 238/ Email: [email protected]

5/5 - (2 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238