Giấy phép bán hàng là gì? 04 Quy định về giấy phép bán hàng của NSX

Giấy phép bán hàng đóng vai trò quan trọng đối với các tổ chức và cá nhân có ý định tham gia vào hoạt động mua bán sản phẩm và dịch vụ. Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần biết về Giấy phép bán hàng là gì?

Giấy phép bán hàng là gì?

Giấy phép bán hàng của nhà sản xuất là loại văn bản được cơ quan có thẩm quyền cấp để cho phép các nhà sản xuất thực hiện việc buôn bán của mình.

Giấy phép bán hàng
Giấy phép bán hàng

Quy định giấy phép bán hàng của nhà sản xuất

Thứ nhất: Đối với những hàng hóa thông thường, có sẵn trên thị trường, đã được bảo hành và được tiêu chuẩn hóa theo quy định của nhà sản xuất thì sẽ không yêu cầu phải nộp giấy chứng nhận quan hệ đối tác hay tài liệu khác có giá trị tương đương.

Thứ hai: Đối với những loại hàng hóa phức tạp, đặc thù thì cần phải gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất về việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như là bảo hành, sửa chữa, bảo trì, cung cấp phụ tùng, những vật tư thay thế và các dịch vụ liên quan khác thì hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu tham gia thầu phải cung cấp được giấy phép bán hành của nhà sản xuất hoặc là giấy chứng nhận quan hệ đối tác hay những tài liệu khác mà có giá trị tương đương.

Thứ ba: Trường hợp nếu trong nội dung giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc là giấy chứng nhận quan hệ đối tác hay những tài liệu khác có giá trị tương đương mà chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo như yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu sẽ phải yêu cầu nhà thầu làm rõ các nội dung này để có được đầy đủ thông tin nhằm phục vụ cho việc đánh giá hồ sơ dự thầu chứ không được loại ngay lập tức hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Thứ tư: Trường hợp các nhà sản xuất, nhà phân phối, các đại lý cố tình không cung cấp đến cho nhà thầu giấy phép bán hành hoặc là giấy chứng nhận quan hệ đối tác hay các tài liệu khác có giá trị tương đương mà lại không tuân thủ các quy định của pháp luật về cạnh tranh và thương mại, không có lý do chính đáng, dẫn đến sẽ tạo sự độc quyền hoặc tạo lợi thế cho các nhà thầu khác thì nhà thầu cần phải kịp thời phản ánh đến cho Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được kịp thời xử lý.

Ý nghĩa giấy phép bán hàng của nhà sản xuất

Qua thông tin quy định đối với việc áp dụng giấy phép này trong quá trình thầu các gói hàng hóa thì chúng ta nhận thấy được giá trị quan trọng của nó.

Nói một cách cụ thể thì giấy phép này được yêu cầu phải có trong hồ sơ dự thầu đúng theo những hướng dẫn ở Thông tư 05 do Bộ Kế hoạch Đầu tư đưa ra sẽ đảm bảo không có điều kiện nào được đưa ra, từ đó có thể hạn chế được nhiều nhà thầu không tiềm năng cũng tham gia cạnh tranh hoặc có thể đem đến lợi thế chủ đích cho một hay một vài nhà thầu.

Mẫu giấy phép bán hàng của nhà sản xuất

Giấy phép bán hàng gồm những nội dung chính sau:

  • Giấy phép bán hàng không được trình bày theo form mẫu văn bản hành chính nên các yếu tố quy chuẩn như Quốc hiệu,… sẽ không có;
  • Giấy phép bắt buộc phải có tên để xác định giá trị biểu thị của nó;
  • Thời gian lập;
  • Lời kính gửi đối tượng nhận giấy phép;
  • Nội dung đề cập vấn đề (cần ghi rõ dựa trên đề nghị đến từ phía nhà thầu nào, họ cung cấp cụ thể nguồn hàng nào cho gói thầu, dự án. Tên của gói thầu và dự án cần ghi rõ. Khẳng định với tư cách là nhà sản xuất kèm theo các thông tin về tên đơn vị, thời gian thành lập, địa chỉ, các sản phẩm sản xuất,… đã đồng ý cho phép phía nhà thầu sử dụng hàng hóa sản xuất để chào hàng) ;
  • Lời cam đoan về việc sẽ cung cấp hàng hóa theo tiêu chí đầy đủ và đảm bảo các dịch vụ sau bán được tốt nhất;
  • Ký tên.

Giấy phép bán hàng không chỉ là một văn bản pháp lý đơn thuần mà còn là công cụ quản lý và điều hành quan trọng trong hoạt động kinh doanh hiện đại, giúp đảm bảo trật tự kinh tế, an ninh xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Giấy phép bán hàng là gì? Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan về Giấy phép bán hàng, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238