Doanh nghiệp Non – EPE là gì? Các loại hình & Ưu, nhược điểm

Hiện nay các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm những cách thức khác nhau nhằm tối ưu hóa hoạt động, giảm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh.Trong đó, loại hình doanh nghiệp Non – EPE hay Non-Export Processing Enterprise được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm và trở nên phổ biến hơn cả. Bạn đang quan tâm đến doanh nghiệp Non – EPE và có nhu cầu đầu tư theo loại hình này? Sau đây, Công ty luật Siglaw xin mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây Doanh nghiệp Non – EPE là gì?

Doanh nghiệp Non-EPE là gì?

Doanh nghiệp Non-EPE không nằm trong danh mục doanh nghiệp chế xuất (DNCX) tại Việt Nam. Đây là một thực thể kinh doanh thông thường, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam với mục đích kinh doanh chung. Doanh nghiệp non-EPE có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nội địa, tạo việc làm và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước.

Doanh nghiệp Non – EPE là gì? Các loại hình & Ưu, nhược điểm
Doanh nghiệp Non – EPE là gì? Các loại hình & Ưu, nhược điểm

Các loại hình doanh nghiệp Non-EPE

Dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu phân, doanh nghiệp non-EPE (Non-Export Processing Enterprise) có thể được phân loại theo nhiều cách:

– Thứ nhất, theo lĩnh vực: Với loại hình Non-EPE, các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn về lĩnh vực, ngành nghề sản xuất bởi lĩnh vực hoạt động không hạn chế, rất đa dạng trải dài từ thương mại, dịch vụ, sản xuất đến nông nghiệp.

– Thứ hai, theo quy mô: Tùy vào mô hình kinh doanh và vốn đầu tư, các nhà đầu tư có thể đầu tư ở nhiều mức khác nhau từ nhỏ, vừa tới lớn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn và số lượng nhân viên nhất định. Doanh nghiệp lớn có quy mô vốn và số lượng nhân viên dồi dào, thường có năng lực tài chính và sản xuất mạnh mẽ hơn.

– Thứ ba, theo hình thức sở hữu, các doanh nghiệp Non-EPE có thể là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp FDI…

Ưu điểm của doanh nghiệp Non-EPE

Xuất phát từ mục tiêu kinh doanh chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa, không bắt buộc phải xuất khẩu sản phẩm mà doanh nghiệp Non – EPE có những ưu điểm vượt trội bạn có thể cân nhắc lựa chọn khi thực hiện đầu tư:

– Về tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh: Không bị ràng buộc bởi nhiều quy định riêng biệt về pháp lý.

– Về thủ tục hải quan: Đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm hơn so với doanh nghiệp chế xuất (EPE).

– Về địa điểm: Doanh nghiệp Non-EPE khi được thành lập có thể hoạt động ở bất kỳ địa điểm nào phù hợp với quy hoạch địa phương và quy định của pháp luật.

– Về thị trường: Có thể tự do phát triển sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm trong nước mà không bị ràng buộc bởi các quy định xuất khẩu và dễ dàng đáp ứng nhu cầu cũng như xu hướng của thị trường nội địa

– Về nguồn cung ứng: Có thể tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước, giảm bớt chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tự do lựa chọn nguồn cung ứng nguyên liệu từ cả trong và ngoài nước.

Nhờ vào các ưu điểm trên, doanh nghiệp non-EPE có thể phát triển mạnh mẽ trong thị trường nội địa, thu được lợi nhuận kinh doanh tốt và qua đó đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội.

Nhược điểm và thách thức của doanh nghiệp Non-EPE

Cùng với những ưu điểm nổi bật, doanh nghiệp Non-EPE cũng có một số hạn chế nhất định như: 

– Thứ nhất, phải chịu sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước với áp lực từ những công ty nội địa

– Thứ hai, một hạn chế không thể không nhắc tới đó là những rào cản pháp lý về chính sách thuế và quy định phức tạp. Các doanh nghiệp chế biến phi xuất khẩu phải tuân thủ các chính sách thuế tiêu chuẩn, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% và thuế suất VAT khác nhau là 0%, 5% hoặc 10% tùy thuộc vào hàng hóa. Mặc dù các doanh nghiệp phi EPE không được hưởng các ưu đãi thuế cụ thể dành cho EPE, nhưng họ có thể đủ điều kiện để được hưởng các ưu đãi thuế khác dựa trên hoạt động kinh doanh cụ thể của mình.

– Thứ ba, doanh nghiệp Non-EPE có thể đối mặt với những thách thức trong việc tiếp cận vốn và tài chính vì thiếu sự hỗ trợ tài chính từ các chương trình khuyến khích đầu tư của nhà nước hoặc tiếp cận với các nguồn vốn vay từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác.

– Thứ tư, về chi phí hoạt động: Do không được hưởng các chính sách ưu đãi mà các doanh nghiệp Non-EPE có thể phải chịu những chi phí vận hành, sản xuất cao hơn.

Như vậy, để đạt được hiệu quả trong kinh doanh khi đầu tư vào doanh nghiệp Non-EPE, các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng mọi phương diện và những rủi ro, từ đó đề ra những chiến lược kinh doanh tối ưu.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Doanh nghiệp Non-EPE. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các bạn đã nắm được những thông tin cơ bản và hữu ích về doanh nghiệp Non-EPE. Nếu bạn gặp các vấn đề liên quan đến Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238