Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài

Dịch vụ giáo dục dạy nghề nhằm mục đích chính là phát triển và nâng cao năng lực nghề nghiệp của học viên, giúp họ có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế làm việc. Đồng thời, dịch vụ này cũng hướng đến việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong các ngành nghề đang phát triển. Do đó kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề hiện nay đã và đang thu hút rất nhiều vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Vậy điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài là gì? Mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết này:

Dịch vụ giáo dục dạy nghề là gì

Giáo dục dạy nghề hay còn được hiểu là Giáo dục nghề nghiệp. Cụm “giáo dục dạy nghề” là cụm thường được nhắc tới trong Luật dạy nghề 2006 đã hết hiệu lực, hiện nay được thay thế bằng Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. Theo đó, tại khoản 1 Điều 3, giáo dục nghề nghiệp được định nghĩa là “một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.”.

Như vậy, dịch vụ giáo dục dạy nghề là một hình thức cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên môn để đào tạo và phát triển những người học trong lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Đây là một loại dịch vụ giáo dục chuyên biệt nhằm trang bị cho người lao động những kỹ năng thực tế và chuyên môn cần thiết để làm việc trong một ngành nghề cụ thể.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài
Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài

Pháp luật điều chỉnh để nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề

Khi nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề tại Việt Nam, pháp luật điều chỉnh quan hệ này sẽ bao gồm các quy định từ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia như WTO, AFAS, CPTPP; pháp luật về đầu tư của nước mà nhà đầu tư mang quốc tịch và pháp luật Việt Nam. Một số văn bản điều chỉnh quan hệ đầu tư kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam phải kể đến như Luật Đầu tư 2020, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014,….

Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện chung

Theo Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì điều kiện tiếp cận thị trường được quy định như sau: “Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Đầu tư 2020.”

Nhà đầu tư cần lưu ý các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, dịch vụ giáo dục dạy nghề không thuộc danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, dịch vụ dạy nghề là ngành tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài do đó, nhà đầu tư sẽ cần đáp ứng các điều kiện chuyên sâu nếu muốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Điều kiện theo pháp luật quốc tế

Theo quy định hiệp định thương mại tự do – CPTPP:

Theo Phụ lục I NCM I-VN-11:

  • Phạm vi hoạt động bao gồm các mã CPC 923, CPC 924, CPC 929 lần lượt là Giáo dục bậc cao, Giáo dục cho người lớn và Các dịch vụ giáo dục khác gồm đào tạo ngoại ngữ
  • Nhà đầu tư nước ngoài không được cung cấp dịch vụ giáo dục trong các lĩnh vực gồm: “an ninh, quốc phòng, chính trị, tôn giáo, văn hóa Việt Nam và các môn học khác cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội Việt Nam.”

Theo Phụ lục NCM I-VN-38: 

  • Phạm vi hoạt động bao gồm các mã: Dịch vụ giáo dục tiểu học, Dịch vụ giáo dục trung học
  • Nhà đầu tư nước ngoài không được cung cấp dịch vụ giáo dục trên ngoài trừ thông qua các phương thức như sau: Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, cấp văn bằng của nước ngoài, dành cho học sinh là người nước ngoài và một bộ phận học sinh Việt Nam có nhu cầu; Cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, dành cho trẻ em là người nước ngoài; Cơ sở giáo dục phổ thông được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam, nhưng số học sinh Việt Nam ở trường tiểu học và trung học cơ sở không quá 10% tổng số học sinh của trường, ở trường trung học phổ thông không quá 20% tổng số học sinh của trường.

Theo quy định của Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN – AFAS: 

  • Phạm vi hoạt động: thêm mã CPC 921, CPC 922 lần lượt là Giáo dục tiểu học và Giáo dục phổ thông cơ sở. Yêu cầu: Trong chương trình học của các học sinh, sinh viên là Công dân Việt Nam theo học tại các trường phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài phải có học các môn học bắt buộc của Việt Nam theo quy định của Việt Nam 

Theo quy định WTO, FTAs

  • Phạm vi hoạt động: các mã (CPC 9223 và 9231) cung cấp dịch vụ dạy nghề trong các phân ngành giáo dục cho người lớn và dịch vụ giáo dục khác (bao gồm đào tạo ngoại ngữ).
  • Chỉ cam kết trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ.
  • Chương trình đào tạo phải được Bộ GD & ĐT Việt Nam phê chuẩn.

Theo quy định AANZFTA

  • Phạm vi hoạt động: các mã (CPC 9223 và 9231) cung cấp dịch vụ dạy nghề trong các phân ngành giáo dục cho người lớn và dịch vụ giáo dục khác (bao gồm đào tạo ngoại ngữ).
  • Chỉ được cam kết trong các lĩnh vực nông nghiệp, kiến trúc, đóng tàu, quản trị doanh nghiệp, quản lý, khoa học máy tính, xây dựng, hệ thống thông tin, dịch vụ nha khoa, kinh tế học, sư phạm, kỹ thuật, môi trường, khảo sát, dịch vụ công đồng, đất đai và tài nguyên biển, chăn nuôi, nghiên cứu ngôn ngữ, luật, nghiên cứu quy phạm pháp luật, khoa học đời sống, sản xuất, toán học, khoa học y tế , y học, giáo dục đa lĩnh vực, điều dưỡng, dược, khoa học vật lý, khoa học, dịch vụ, ẩm thực và du lịch, vận tải, khoa học thú y, nghệ thuật biểu diễn và thị giác.
  • Chương trình đào tạo phải được Bộ GD & ĐT Việt Nam phê chuẩn.

Điều kiện theo pháp luật Việt Nam

Điều kiện về giáo dục để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Điều này đảm bảo rằng các cơ sở giáo dục được đặt trong đúng vị trí và phạm vi địa lý được quy hoạch trước đó. Quy hoạch này có thể liên quan đến mục tiêu phát triển giáo dục, sự phân bổ hợp lý và sự cân đối về nguồn lực giáo dục.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư các ngành đào tạo theo quy định hiện hành trừ các ngành về an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo vì những ngành nghề này là những ngành nghề mang tính nhạy cảm, thường yêu cầu sự quản lý và kiểm soát nghiêm ngặt từ phía chính phủ để bảo đảm an ninh và ổn định quốc gia.

Điều kiện về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cơ quan nhà nước cấp giấy phép con là giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết. Theo đó, trung tâm giáo dục nghề nghiệp đảm bảo địa điểm xây dựng  diện tích đất sử dụng tối thiểu của là 1.000 m2; trường trung cấp là 10.000 m2 đối – 20.000 m2 tùy khu vực và trường cao đẳng là 20.000 – 40.000 m2 tùy khu vực.
  • Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập doanh nghiệp hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  • Có đủ khả năng tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục của mình
  • Có đủ chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
  • Có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động
  • Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;

Điều kiện về vốn

  • Trung tâm giáo dục nghề nghiệp vốn điều lệ tối thiểu là 05 tỷ đồng;
  • Trường trung cấp vốn tối thiểu là 50 tỷ đồng;
  • Trường cao đẳng vốn tối thiểu là 100 tỷ đồng.

Tư vấn đầu tư kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài

✅Ưu đãi ⭐Tư vấn tận tình từ đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý nhiều năm kinh nghiệm
✅Kinh nghiệm ⭐> Trên 10 năm kinh nghiệm
✅Đội ngũ Siglaw ⭐Luật sư, chuyên gia pháp lý có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan mọi lĩnh vực
✅Chi phí ⭐Chi phí hợp lý, cạnh tranh. Để đưa ra mức chi phí tư vấn đầu tư kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài chúng tôi cần quý khách cung cấp các thông tin chi tiết hơn

Trên đây là những thông tin về chủ đề “Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài” từ đội ngũ nhân viên Công ty Luật Siglaw. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238