Điều kiện khi công bố bao bì, dụng cụ thực phẩm

Khi kinh doanh, sản xuất thực phẩm, doanh nghiệp cần tiến hành công bố sản phẩm thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức lại không biết rằng bao bì, dụng cụ thực phẩm cũng cần phải tiến hành công bố. Vậy khi công bố bao bì, dụng cụ thực phẩm, doanh nghiệp cần chú ý những quy định gì? Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết về công bố bao bì, dụng cụ thực phẩm.

Bao bì, dụng cụ thực phẩm là gì?

Bao bì, dụng cụ thực phẩm được hiểu là bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm và được lưu thông cùng với thực phẩm. Bao bì, dụng cụ thực phẩm được chia thành hai loại, gồm có bao bì, dụng cụ trực tiếp và bao bì, dụng cụ ngoài. 

  • Bao bì, dụng cụ trực tiếp là bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, chứa đựng thực phẩm, tạo ra hình khối của thực phẩm hoặc bọc kín theo hình khối sẵn có của thực phẩm. 
  • Bao bì, dụng cụ ngoài là bao bì, dụng cụ được dùng để bao gói, chứa đựng một hoặc một số sản phẩm thực phẩm đã được đóng gói bằng bao bì, dụng cụ trực tiếp.  

Các điều kiện mà bao bì, dụng cụ thực phẩm cần đáp ứng

Điều kiện khi công bố bao bì, dụng cụ thực phẩm
Điều kiện khi công bố bao bì, dụng cụ thực phẩm

Không chỉ sản phẩm thực phẩm mà bao bì, dụng cụ thực phẩm cũng cần đáp ứng các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn theo quy định của Luật An toàn thực phẩm. Theo đó, bao bì, dụng cụ thực phẩm cần đáp ứng các quy định sau:

  • Bao bì, dụng cụ thực phẩm phải được sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, phải đảm bảo được chất lượng của thực phẩm trong thời hạn sử dụng.
  • Bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  • Bao bì, dụng cụ chứa đựng phải được công bố theo quy định trước khi lưu thông trên thị trường.

Thủ tục công bố bao bì, dụng cụ thực phẩm

Hiện nay, pháp luật quy định hai hình thức công bố là Tự công bố sản phẩm và Đăng ký bản công bố sản phẩm. Trong đó, hình thức tự công bố được áp dụng với các trường hợp sau:

  • Áp dụng với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
  • Áp dụng với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, 
  • Áp dụng với dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Như vậy, từ quy định trên, ta có thể thấy bao bì, dụng cụ thực phẩm thuộc trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất phải tự công bố. 

Để thực hiện thủ tục tự công bố bao bì, dụng cụ sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố bao bì, dụng cụ sản phẩm. Hồ sơ tự công bố bao bì, dụng cụ sản phẩm bao gồm hai loại giấy tờ là Bản tự công bố bao bì, dụng cụ thực phẩmBản chính hoặc bản sao của Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của bao bì, dụng cụ thực phẩm. Khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Bản tự công bố bao bì, dụng cụ thực phẩm cần phải được thực hiện đúng theo mẫu quy định.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm cần phải trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ và phải được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.

Bước 2: Doanh nghiệp tiến hành tự công bố bao bì, dụng cụ thực phẩm. Doanh nghiệp có thể tự công bố bao bì, dụng cụ thực phẩm thông qua các nguồn sau:

  • Qua phương tiện thông tin đại chúng
  • Qua trang thông tin điện tử của mình
  • Niêm yết công tại trụ sở của doanh nghiệp

Sau đó, doanh nghiệp tiến hành công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm. 

Đối với trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần nộp 01 bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định (có thể nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp) nhằm để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận. 

Ngay sau khi thực hiện các thủ tục trên, doanh nghiệp được quyền sản xuất, kinh doanh bao bì, dụng cụ thực phẩm và tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của bao bì, dụng cụ thực phẩm mà mình kinh doanh, sản xuất. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về quy định công bố bao bì, dụng cụ thực phẩm. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề về liên quan đến công bố bao bì, dụng cụ thực phẩm hoặc các vấn đề khác trong quá trình kinh doanh, sản xuất, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238