Nhật Bản là một trong những đối tác lâu đời và có vị trí đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam diễn ra từ rất sớm, trải rộng ở 57/63 tỉnh thành và mở rộng ở nhiều lĩnh vực như sản xuất – chế tạo, tài chính, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, đào tạo nhân lực chất lượng cao,…
Khởi đầu quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản và một số thành tựu
Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 9/1973, tới nay đã 50 năm xây dựng quan hệ hợp tác và phát triển. Đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đã chiếm 57/63 tỉnh, thành phố. Lũy kế đến cuối năm 2022, Nhật Bản có 4.978 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn là gần 70 tỷ USD, xếp top 3 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam dự báo có lãi trong hoạt động kinh doanh năm 2022 là 59,5%, tăng 5% so với năm 2021. Đặc biệt, các dự án quy mô lớn do các Tập đoàn kinh tế đa quốc gia hàng đầu của Nhật Bản như: Panasonic, Honda, Yamaha, Canon, Mitsubishi, Suzuki, Toyota, Sumitomo…đầu tư vào Việt Nam đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư vệ tinh vào Việt Nam.
Theo góc nhìn của Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) đánh giá về môi trường đầu tư tại Việt Nam, nước ta có thế mạnh về dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào, Chính phủ Việt Nam năng động và nhiệt tình đối với các nhà đầu tư nước ngoài cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp đang là sức hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư Nhật Bản.
Một số doanh nghiệp Nhật Bản cũng khẳng định rằng có 3 lý do chính yếu để họ quyết định lựa chọn đầu tư FDI vào Việt Nam. Một là sự hỗ trợ từ phía Chính phủ Việt Nam đã cho họ rất nhiều ưu ái về chính sách cũng như trợ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Hai là thị trường Việt Nam nói chung đang có xu hướng phát triển và có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Ba là dân số Việt Nam liên tục tăng, đồng thời mức sống và thu nhập của người Việt cũng được cải thiện.
Năm 2022, kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 8,02%, cao nhất trong vòng 10 năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với các nước đạt 732,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay… Trong đó, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước. Theo các chuyên gia kinh tế, đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm qua. Với kết quả thu hút FDI tích cực, Việt Nam lần đầu tiên được Liên hợp quốc (UN) ghi tên trong danh sách 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 sẽ đạt 6,2%, còn Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo đạt 6,7%. Đạt được những thành tựu trên là nhờ có sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao của Việt Nam, đồng thời là sự hỗ trợ mạnh mẽ, phối hợp hiệu quả, kịp thời của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản.
Triển vọng năm 2023 về đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
Về triển vọng đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong năm 2023, một cuộc khảo sát từ 603 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cho biết có 53,6% số doanh nghiệp Nhật Bản tham gia khảo sát đánh giá triển vọng là sẽ “được cải thiện”. Đây là tỉ lệ đạt được cao nhất ở châu Á và châu Đại Dương. Trong khi đó, chưa tới 7% số doanh nghiệp Nhật Bản tham gia khảo sát cho rằng triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2023 kém hơn so với năm 2022.
Ở một cuộc khảo sát tương tự diễn ra tại Trung Quốc, số doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng đầu tư vào nước này trong 1-2 năm tới chỉ là 33,4%. Đây là mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu thiết lập năm 2007. Ngoài ra, tỷ lệ công ty Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam dự báo có lãi trong năm 2022 là 59,5%, tăng 5,3 điểm so với năm 2021.
Theo JETRO, nguyên nhân chính giúp doanh nghiệp FDI của Nhật Bản cải thiện được lợi nhuận kinh doanh tại Việt Nam (cả trong lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất) là do sau đại dịch, kinh tế xã hội của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng kinh doanh năm nay cải thiện so với năm ngoái phần lớn là nhờ sự phục hồi mạnh mẽ sau dịch, đặc biệt là ở ngành sản xuất hàng tiêu dùng và ngành dịch vụ.
Để tiếp tục hấp dẫn các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản nói riêng và doanh nghiệp FDI quốc tế nói chung, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng có 3 yếu tố quan trọng để thu hút FDI tiếp tục khởi sắc trong năm 2023, đó là: Kết quả tăng trưởng kinh tế trong năm 2022; sự cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo niềm tin với nhà đầu tư; khai thác có hiệu quả những lợi thế của hiệp định thương mại tự do.
Khảo sát cho thấy, những chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh được đánh giá hiệu quả nhất trong thu hút FDI là miễn, giảm thuế VAT; chính sách về bình ổn giá xăng dầu; chính sách xuất nhập khẩu và hỗ trợ người lao động; cải thiện thủ tục cấp giấy phép lao động và thông quan. Đại diện Cục Đầu tư nước ngoài dự báo rằng, thu hút FDI năm 2023 có thể đạt từ 36 – 38 tỷ USD, trong đó vốn giải ngân đạt khoảng 22 – 23 tỷ USD.
Theo kế hoạch giai đoạn 2021 – 2030, thu hút FDI của Việt Nam sẽ hướng đến các dự án công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, quản trị hiện đại và có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện về quy trình thủ tục thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật Siglaw (Siglaw Firm)
Trụ sở chính: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.