Đại diện pháp luật là gì? Thời hạn đại diện theo pháp luật

Người đại diện pháp luật có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam và có quyền, nghĩa vụ tham gia tố tụng, tranh chấp có thể xảy ra trước Tòa Án. Sau đây mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết về người đại diện theo pháp luật của cá nhân, công ty/doanh nghiệp theo quy định mới nhất hiện nay:

Đại diện pháp luật là gì?

Theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, đại diện pháp luật là việc cá nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định pháp luật.

Đại diện pháp luật là gì? Thời hạn đại diện theo pháp luật
Đại diện pháp luật là gì? Thời hạn đại diện theo pháp luật

Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

Mỗi pháp nhân đều có người đại diện, người này sẽ đứng ra thực hiện những hoạt động của công ty ví dụ như ký kết hợp đồng, tham gia tố tụng. Những trường hợp sau đây sẽ trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: 

  • Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ 
  • Người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật
  • Người do Toà án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Toà án 

Nhiều người có thể đại diện cho 1 pháp nhân và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân. Nếu pháp nhân có nhiều người đại diện thì phải phân chia rõ quyền và nghãi vụ của mỗi người, tránh chồng chéo nhau. 

Ngoài ra cũng phải đảm bảo luôn có ít nhất 1 người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam, nếu chỉ còn lại 1 người đại diện thì khi người này xuất cảnh sẽ phải uỷ quyền bằng văn bản cho cá nhân khác tại Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu người đại diện vắng mặt quá 30 ngày thì doanh nghiệp sẽ cử người khác làm người đại diện (trừ công ty TNHH 2 thành viên trở lên, thành viên còn lại đương nhiên làm đại diện công ty)

  • Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp 
  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
  • Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp của mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định pháp luật 
  •  Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. 

Đại diện theo pháp luật của cá nhân

Đối với người đại diện cho cá nhân, họ cũng vì lợi ích hợp pháp của người được đại diện để xác lập thực hiện giao dịch dân sự và các quyền khác theo quy định pháp luật. Người giám hộ có thể làm người đại diện nhưng người đại diện chưa chắc là người giám hộ vì phạm vi thực hiện hoạt động của người giám hộ mở hơn là người đại diện. Người đại diện có thể tham gia với các vai trò sau:

  • Cha, mẹ đối với con chưa thành niên
  • Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Toà án chỉ định 
  • Người do Toà án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 136 Bộ Luật Dân sự 2015 
  • Người do Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự 

Thời hạn đại diện theo pháp luật

  • Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn của người đại diện theo pháp luật được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó 
  • Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn của người đại diện theo pháp luật là 1 năm. 

Nếu người đại diện vượt quá phạm vi đại diện sẽ như thế nào?

Người đại diện chỉ được thực hiện các hành vi theo đúng quyền và nghĩa vụ của mình, nếu làm trái hoặc vượt quá thì họ phải chịu trách nhiệm sau: 

  • Nếu hành vi vượt quá không làm phát sinh thêm quyền và nghĩa vụ khác của người được đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện. 
  • Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần phạm vi đại diện bị vượt quá hoặc có thể toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại 

*Trừ trường hợp người giao dịch với người đại diện đã biết hoặc phải biết về việc vượt quá. Còn trường hợp cố ý giao dịch với nhau mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại

Trên đây là thông tin về “ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT”  Siglaw cung cấp cho các bạn. Ngoài ra, để được tư vấn về các dịch vụ khác, vui lòng liên hệ công ty Luật Siglaw

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected] 

Chi nhánh tại miền Nam: Số 99 Cộng Hòa, Phường 04, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238