Các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp FDI

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, là một thị trường tiềm năng, thêm vào đó lại có những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài do đó, nền kinh tế Việt Nam mỗi năm thu hút một lượng lớn dòng vốn từ nước ngoài vào đầu tư. Dòng vốn này có thể đầu tư theo nhiều cách khác nhau, có thể đầu tư mua cổ phần, trái phiếu để thu lợi nhuận mà không cần nhà đầu tư tham gia điều hành trực tiếp hoạt động doanh nghiệp hay một hình thức đầu tư phổ biến hơn là đầu tư trực tiếp do các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn và tham gia quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp như vậy thường được gọi là doanh nghiệp FDI. Do có những phức tạp về dòng tiền nên các doanh nghiệp FDI phải kê khai rõ ràng, minh bạch các nguồn vốn của mình. Sau đây, Siglaw sẽ phân biệt các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp FDI:

FDI (Foreign Direct Investment – đầu tư trực tiếp nước ngoài) là hoạt động đầu tư có quy mô lớn trong dài hạn của một cá nhân, hoặc pháp nhân ở một quốc gia để lập cơ sở sản xuất mới hoặc mua lại cơ sở sản xuất cũ và trực tiếp quản lý, thu lợi ích từ các cơ sở đó. Do đó, có thể hiểu doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Các hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ vào Luật đầu tư 2020, hiện nay, có 4 loại hình đầu tư công ty được xếp vào doanh nghiệp FDI: doanh nghiệp thành lập có 100% vốn nước ngoài; đầu tư góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; công ty nước ngoài có chi nhánh được thành lập tại Việt Nam; hợp tác đầu tư kinh doanh theo hình thức hợp đồng BCC.

So với các loại hình công ty khác cũng có vốn đầu tư từ nước ngoài, doanh nghiệp FDI phải là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, sử dụng hoàn toàn nguồn vốn này trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình và các nhà đầu tư vốn nước ngoài tham gia trực tiếp vào quản trị công ty cũng như việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp FDI
Các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp FDI

Vốn điều lệ

Đây là loại vốn phổ biến, không chỉ các doanh nghiệp FDI mà cả các doanh nghiệp trong nước khi thành lập đều phải kê khai thông tin về vốn điều lệ đối với cơ quan nhà nước. Vốn điều lệ công ty là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Pháp luật Việt Nam không có quy định về số vốn điều lệ công ty tối thiểu là bao nhiêu hoặc mức vốn điều lệ tối đa khi đăng kí nghề nghiệp kinh doanh bình thường. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì cần phải đăng kí mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh đó

Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ khi đăng kí ngành kinh doanh có điều kiện để thành lập công ty hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh. Mức vốn pháp định lớn hay nhỏ phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp đăng kí. Các ngành nghề khác nhau có những yêu cầu về mức vốn pháp định khác nhau.

Ví dụ: Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 10/2011/NĐ-CP về ban hành về Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, với ngân hàng 100% vốn nước ngoài, số vốn pháp định tối thiểu là 3000 tỉ VNĐ, tức là khi thành lập ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, số vốn ít nhất mà ngân hàng đó phải có là 3000 tỉ VNĐ để đảm bảo điều kiện hoạt động của mình.

Vốn đầu tư dự án

Khái niệm về vốn đầu tư dự án của doanh nghiệp thường phổ biến trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư dự án là tổng các nguồn vốn góp vào một dự án đầu tư để thực hiện dự án đó. Vốn đầu tư có thể bao gồm: vốn điều lệ của doanh nghiệp (có thể góp một phần hoặc toàn bộ), vốn vay từ ngân hàng, vốn góp của các nhà đầu tư khác,…Vốn đầu tư thường được gắn liền với các dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đầu tư

Vốn góp thực hiện dự án

Vốn góp thực hiện dự án là số vốn mà doanh nghiệp góp vào một dự án đầu tư cụ thể. Số vốn góp thực hiện dự án đầu tư có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Theo như khái niệm vốn đầu tư dự án đã đề cập ở trên thì vốn đầu tư bảo gồm cả vốn góp, vốn huy động và vốn vay. Đối với các doanh nghiệp FDI, khi thành lập công ty ở dự án đầu tiên, số vốn phải góp ít nhất bằng vốn điều lệ trong thời hạn ghi trên giấy của giấy chứng nhận đầu tư. Nói cách khác, thông thường, vốn điều lệ của công ty FDI là vốn góp để thực hiện dự án. Tuy nhiên, số vốn góp thực hiện dự án này không bị giới hạn, nếu nhà đầu tư muốn triển khai nhiều dự án hơn trong tương lai.

Trên đây là những ý kiến của Siglaw về phân biệt các loại vốn khi thực hiện thành lập doanh nghiệp FDI. Hi vọng những chia sẻ của Siglaw sẽ giúp quý khách hiểu hơn phần nào về vốn của các doanh nghiệp FDI – vốn rất phức tạp do có yếu tố nước ngoài. 

Nếu bạn có thắc mắc nào liên quan đến vốn khi thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết!

Chi tiết xin liên hệ:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238