Hiện nay có rất nhiều cá nhân người Nhật đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Vì thế Công ty luật Siglaw cũng đã nhận được rất nhiều câu hỏi về việc “cá nhân người Nhật Bản có được sở hữu nhà tại Việt Nam không?” Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người nước ngoài ở VN. Để giải đáp chi tiết câu hỏi này mời bạn cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây:
Pháp luật điều chỉnh việc sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay pháp luật Việt Nam đã có nhiều văn bản quy phạm điều chỉnh các quan hệ pháp luật về việc sở hữu nhà ở cho người nước ngoài, và đặc biệt đối với cá nhân người Nhật Bản. Quy đinh pháp luật điều chỉnh chính là Luật Nhà ở 2014, quy định rõ điều kiện để đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và các hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam giai đoạn hiện tại.
Hệ thống pháp luật về điều chỉnh các quan hệ liên quan đến bất động sản vẫn còn nhiều lỗ hổng chưa hoàn thiện, tuy nhiên đang từng bước được các nhà làm chính sách đề xuất và tháo gỡ những phát sinh mới, sớm hoàn thiện thể chế pháp luật, đưa về hoạt động ổn định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư nước ngoài, cá nhân Nhật Bản mong muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Tỷ lệ sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam
Pháp luật Việt Nam hiện nay cho phép cá nhân người Nhật Bản được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi đáp ứng được đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành, được phép sở hữu theo các hình thức đầu tư dự án xây dựng nhà ở, thông qua các hoạt động mua, thuê mua, nhận tặng, cho, nhận thừa kế các loại hình nhà ở thương mại đối với các đối tượng nhà ở là căn hộ chung cư, các khối nhà ở riêng lẻ nhưng trong khu vực dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo tỷ lệ sở hữu nhất định.
Người nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền của chủ sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật nhà ở 2014, nếu người nước ngoài xây dựng nhà trên nền đất thuê thì cũng được phép khai thác quyền cho thuê. Hiện nay, pháp luật Việt Nam có giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với cá nhân nước ngoài nói chung và cá nhân người Nhật Bản nói riêng, đó là không được phép sở hữu vượt quá 30% tổng số lượng căn hộ trong cùng một tòa chung cư, hoặc trên một đơn vị hành chính cấp phường.
Thời hạn sở hữu của người nước ngoài cũng bị giới hạn không quá 50 năm, khi hết thời hạn nêu trên, nếu người nước ngoài vẫn có nhu cầu sử dụng, có thể xin gia hạn thời gian sở hữu tại cơ quan quản lý có thẩm quyền. Điều này nhằm đảm bảo tính quản lý hành chính khu vực, an ninh quốc phòng và vẫn đảm bảo được quyền và lợi ích của người nước ngoài khi tham gia sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Điều kiện để cá nhân người Nhật Bản được sở hữu nhà tại Việt Nam
Cá nhân người Nhật Bản phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 159 Luật Nhà ở 2014 bao gồm nhưng không giới hạn các điều kiện như được phép nhập cảnh vào Việt Nam, nằm trong các trường hợp mua, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế đối với đối tượng là căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Nghị định 99/2015/ND-CP cũng quy định rõ các điều kiện hồ sơ mà cá nhân người Nhật Bản phải đáp ứng được để đủ điều kiện sở hữu nhà, đó là phải có hộ chiếu còn giá trị, có xác nhận kiểm chứng của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, không nằm trong trường hợp được ưu đãi, miễn trừ và các điều kiện khác theo quy định pháp luật.
Những khu vực cá nhân người Nhật Bản không được phép sở hữu nhà
Ngoài những khu vực đã nêu ở trên, bao gồm các căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ trong các dự án nhà ở thương mại, thì người nước ngoài không được phép sở hữu nhà. Trong quá trình sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của mình, người nước ngoài vẫn có các quyền được bảo trì cơ sở vật chất, cải tạo, phá rỡ và xây dựng lại nhà ở khi được phép của các cơ quan quản lý có thẩm quyền, để đảm bảo về nhu cầu cuộc sống và nhu cầu nâng cấp chất lượng sống, đảm bảo an toàn cho sinh hoạt hàng ngày.
Thực tế quy định pháp luật về điều kiện sở hữu nhà ở cho người nước ngoài cho thấy, người nước ngoài chỉ cần chứng minh điều kiện về hộ chiếu có xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, mà không nêu rõ điều kiện hoặc mục đích nhập cảnh nào mới được sở hữu nhà. Ví dụ như: nhập cảnh để đầu tư, nhập cảnh để làm việc, công tác hay sống cùng người thân,…
Vậy có một vấn đề còn bỏ ngỏ ở đây, đó là trường hợp cá nhân người nước ngoài chỉ sang Việt Nam du lịch, thì có được sở hữu nhà ở hay không? Hay có cần đưa ra điều kiện thời hạn tạm trú đối với người nước ngoài là bao nhiêu mới được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay không? Chuyên gia pháp lý của Công ty luật Siglaw đánh giá rằng, cần có những quy định rõ ràng hơn, sát sao hơn trong việc quản lý sở hữu nhà ở của người nước ngoài nói chung và người Nhật Bản nói riêng tại Việt Nam, đây là yếu tố đặc biệt nhạy cảm, liên quan đến nhiều vấn đề như an ninh, quốc phòng và quản lý trật tự xã hội khác.
Để được tư vấn pháp lý liên quan đến người nước ngoài tại Việt Nam xin quý khách vui lòng liên hệ Siglaw tại:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw