Báo cáo giám sát đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư

Đối với các dự án đầu tư của tư nhân, không sử dụng nguồn vốn nhà nước (không sử dụng vốn ODA, vốn ngân sách nhà nước,….) thì việc thực hiện báo cáo đánh giá, giám sát điều chỉnh là một trong những nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện, nếu không sẽ bị xử phạt. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh dự án đầu tư, thì sẽ phải lập báo cáo đánh giá, giám sát điều chỉnh dự án đầu tư. Vậy những điều cần biết về việc lập báo cáo đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư là gì ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bối cảnh Việt Nam hiện nay về việc lập báo cáo điều chỉnh dự án đầu tư

Trước đây, cơ quan nhà nước không kiểm tra việc thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá, mà doanh nghiệp tự chủ động thực hiện hoạt động này theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, từ 2023, rất nhiều cơ quan quản lý về đầu tư đã thực hiện sát sao hơn việc Báo cáo giám sát, đánh giá.

Ngoài ra, một số nguyên nhân mà doanh nghiệp không thực hiện được thủ tục giải thể hiện nay đó là vì doanh nghiệp chưa thực hiện đủ báo cáo đánh giá, giám sát điều chỉnh hoạt động đầu tư. Vì vậy, những doanh nghiệp đang chưa thực hiện Báo cáo giám sát, đầu tư cần thực hiện báo cáo lại, hoặc bổ sung báo cáo.

Theo thông tư mới nhất số 05/2023/TT-BKHĐT ngày 30/06/2023, mẫu số 15 Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh đã được sửa đổi mới nhất, vậy nên, các doanh nghiệp cũng cần thực hiện Báo cáo theo mẫu mới nêu trên.

Mẫu Báo cáo giám sát đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư
Mẫu Báo cáo giám sát đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư

Chủ thể nào phải nộp Báo cáo đánh giá, giám sát.

Khoản 18 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định “dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác” là những dự án không dùng vốn của nhà nước. Nói cách khác là những dự án tư nhân, không sử dụng vốn nhà nước (như vốn ODA, vốn ngân sách nhà nước,…).

Theo Điều 100 Nghị định 29, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn khác sẽ phải lập Báo cáo đánh giá, giám sát điều chỉnh cho cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đứng đầu việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương. Vậy, những nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư không phải từ vốn của Nhà nước sẽ phải thực hiện Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh lên cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan có thẩm quyền bao gồm:

– Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi dự án đầu tư được thực hiện

– Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (nếu doanh nghiệp đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế)

– Cơ quan đứng đầu việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương như là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự án được thực hiện hoặc nơi công ty đặt trụ sở.

Có bao nhiêu loại Báo cáo đánh giá, giám sát dự án đầu tư cho dự án sử dụng nguồn vốn tư nhân?

Như đã đề cập, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn khác (nguồn vốn tư nhân) phải lập Báo cáo đánh giá, giám sát điều chỉnh. Theo Khoản 8 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, những loại báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh mà doanh nghiệp phải nộp gồm:

  • Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh: 6 tháng và cả năm
  • Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án
  • Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có)

Vậy, ngoài báo cáo đánh giá, giám sát điều chỉnh dự án đầu tư như trên, doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm báo cáo đánh giá thời hạn 06 tháng và 01 năm; và báo cáo đánh giá kết thúc nếu có. Tuy vậy, bài viết này sẽ tập trung vào Báo cáo đánh giá, giám sát điều chỉnh dự án đầu tư sử dụng vốn tư nhân.

Mục đích của Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án đầu tư?

Báo cáo này là một tài liệu chứa các thông tin, dữ liệu và đánh giá liên quan tới hoạt động điều chỉnh dự án đầu tư.

Việc lập Báo cáo điều chỉnh với mục đích cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền thông tin toàn diện về tình hình thực hiện dự án, những yếu tố tác động tới dự án, nguyên nhân mà nhà đầu tư muốn thay đổi thông tin của dự án. Từ đó thuyết phục cơ quan nhà nước cho phép điều chỉnh những nội dung cần điều chỉnh trong dự án đầu tư, và thông báo cho các bên liên quan (chủ đầu tư, nhà đầu tư,…) về việc điều chỉnh dự án. Nội dung mà Báo cáo điều chỉnh cần có có thể bao gồm:

  • Thông báo về tình hình dự án: cung cấp những thông tin cụ thể về khối lượng, tiến độ thực hiện, giải ngân vốn, hoạt động góp vốn của nhà đầu tư, và các hoạt động khác của dự án. Đây sẽ là cơ sở để cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh thông tin cho dự án đầu tư cần điều chỉnh
  • Lý do và căn cứ điều chỉnh: đây là phần quan trọng, bởi nhà đầu tư phải giải trình lý do điều chỉnh dự án hợp lý, đúng pháp luật và căn cứ, bằng chứng để điều chỉnh thông tin dự án.
  • Kiến nghị: trong báo cáo điều chỉnh của mình, nhà đầu tư cũng có thể gửi một số thông tin đề xuất, hoặc thắc mắc cho cơ quan có thẩm quyền về điều chỉnh dự án.

Thủ tục lập báo cáo điều chỉnh dự án đầu tư sử dụng vốn tư nhân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Nhà đầu tư chuẩn bị:

  • Báo cáo giám sát, đánh giá Điều chỉnh dự án đầu tư (theo Mẫu 15 Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT)
  • Giấy ủy quyền cho công ty Luật Siglaw thực hiện nộp hồ sơ (nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty Luật Siglaw)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Địa chỉ nộp:

  • Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi dự án đầu tư được thực hiện
  • Hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (nếu doanh nghiệp đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế)
  • Và Cơ quan đứng đầu việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương như là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự án được thực hiện hoặc nơi công ty đặt trụ sở.

Thời hạn lập và nộp Báo cáo đánh giá, giám sát điều chỉnh

Theo khoản 11 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, thời hạn mà doanh nghiệp phải nộp báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh trước khi thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư. Ví dụ: Nhà đầu tư dự định góp thêm 500 triệu vốn vào ngày 08/10/2023. Thì nhà đầu tư thực hiện nộp báo cáo đánh giá, điều chỉnh dự án đầu tư trước ngày 08/10/2023

Mức phạt nếu không nộp Báo cáo đánh giá, giám sát điều chỉnh

Theo quy định, việc nộp Báo cáo là nghĩa vụ của doanh nghiệp, vì thế nếu không nộp hoặc nộp muộn, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính. Mức phạt tiền là từ khoảng 20 triệu đồng tới 30 triệu đồng theo Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Biện pháp khắc phục với trường hợp chưa hoặc không nộp báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh

Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, với những trường hợp chưa hoặc không nộp Báo cáo điều chỉnh, biện pháp khắc phục sẽ là chủ động nộp bổ sung hoặc buộc thực hiện nộp bổ sung Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư.

Mẫu 15 về việc Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:     /BCGSĐGĐT

……… ngày …… tháng.. năm …….

BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên d án: ………………..

Kính gửi: ……………………………………….

I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1. Tên cơ quan chủ quản: …..

2. Tên chủ đầu tư: …..

3. Địa chỉ: …..

4. Số điện thoại: …..

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

Báo cáo chtiết về toàn bộ quá trình thực hiện dự án đến thời điểm xin điều chỉnh dự án (về khối lượng, giá trị thực hiện, giải ngân từng hạng mục đầu tư…).

III. NỘI DUNG VÀ LÝ DO ĐIU CHỈNH DỰ ÁN

– Nêu rõ các nội dung chính của việc điều chỉnh dự án, các thành phần của dự án được điều chỉnh

– Nêu rõ các lý do, nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan dẫn đến phải điều chỉnh dự án (trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án).

IV. ĐÁNH GIÁ LẠI HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐIỀU CHỈNH

V. KIN NGHỊ

Kiến nghị Người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc các cơ quan có thẩm quyn về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có)./.

 

CHỦ ĐẦU TƯ
(ký tên, đóng dấu)

Dịch vụ lập Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh của Công ty Luật Siglaw

Công ty luật Siglaw tư vấn miễn phí dịch vụ 24/7 về các vấn đề liên quan tới Báo cáo đánh giá, giám sát, điều chỉnh dự án đầu tư

– Tư vấn, phân tích, giải quyết những thắc mắc liên quan tới Báo cáo đánh giá, giám sát, các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.

– Hướng dẫn, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ lập Báo cáo đánh giá, giám sát điều chỉnh dự án

– Thời gian hoàn thành cam kết đúng tiến độ 100% với chi phí thực hiện dịch vụ cạnh tranh nhất trên thị trường

– Chi phí lập Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ của Công ty Luật Siglaw, chỉ từ 6.000.000 VNĐ/năm

Chi tiết xin liên hệ:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Cơ sở pháp lý

– Nghị định 29/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư

– Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư; chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

– Nghi định 122/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

5/5 - (5 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238