Thông thường, khi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ phải tuân thủ các điều kiện, trong số đó là lập Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ. Mục đích của việc này là để cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam quản lý, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư được chặt chẽ hơn, tránh lãng phí tài nguyên và nguồn lực nếu dự án không đi đúng tiến độ.
Ngoài ra, hiện nay, một trong những lý do phổ biến mà các doanh nghiệp không thể giải thể là bởi họ chưa làm Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ theo quy định pháp luật. Vậy để phòng tránh và giải quyết vấn đề này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây về những điều cần biết liên quan tới việc lập Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ tại Việt Nam cũng như dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp lập Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ của Công ty Luật Siglaw với mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường.
Bối cảnh Việt Nam hiện nay về việc lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ hàng năm
Trước đây, cơ quan nhà nước không kiểm tra việc thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá, mà doanh nghiệp tự chủ động thực hiện hoạt động này theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, từ 2023, rất nhiều cơ quan quản lý về đầu tư đã thực hiện sát sao hơn việc Báo cáo giám sát, đánh giá.
Một số nguyên nhân mà doanh nghiệp không thực hiện được thủ tục giải thể hiện nay đó là vì doanh nghiệp chưa thực hiện đủ báo cáo đánh giá, giám sát định kỳ hoạt động đầu tư. Vì vậy, những doanh nghiệp đang chưa thực hiện Báo cáo giám sát, đầu tư cần thực hiện báo cáo lại, hoặc bổ sung báo cáo.
Theo thông tư mới nhất số 05/2023/TT-BKHĐT ngày 30/06/2023, mẫu số 13 Báo cáo giám sát, đánh giá (thời hạn 1 năm) đã được sửa đổi mới nhất, vậy nên, các doanh nghiệp cũng cần thực hiện Báo cáo theo mẫu mới nêu trên.
Chủ thể nào phải nộp Báo cáo đánh giá, giám sát định kỳ hàng năm
Khoản 18 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định “dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác” là những dự án không dùng vốn của nhà nước. Nói cách khác là những dự án tư nhân, không sử dụng vốn nhà nước (như vốn ODA, vốn ngân sách nhà nước,…).
Ngoài ra, theo Điều 100 Nghị định 29, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn khác sẽ phải lập Báo cáo đánh giá, giám sát định kỳ (thời hạn 06 tháng và 1 năm) cho cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đứng đầu việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương. Vậy, những nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư không phải từ vốn của Nhà nước sẽ phải thực hiện Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ lên cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
– Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi dự án đầu tư được thực hiện
– Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (nếu doanh nghiệp đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế)
– Cơ quan đứng đầu việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương như là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự án được thực hiện hoặc nơi công ty đặt trụ sở.
Thời hạn lập và nộp Báo cáo đánh giá, giám sát định kỳ hàng năm
Theo khoản 11 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, thời hạn mà doanh nghiệp phải nộp báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 01 năm là trước ngày 10/02 của năm sau đó.
Ví dụ: Báo cáo giám sát, đánh giá từ ngày 01/01/2022 đến ngày 01/01/2023, thì sẽ phải nộp báo cáo 01 năm trước ngày 10/02/2024.
Mức phạt nếu không nộp Báo cáo đánh giá, giám sát định kỳ hàng năm
Theo quy định, việc nộp Báo cáo là nghĩa vụ của doanh nghiệp, vì thế nếu không nộp hoặc nộp muộn, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính. Mức phạt tiền là từ khoảng 20 triệu đồng tới 30 triệu đồng theo Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Biện pháp khắc phục với trường hợp chưa hoặc không nộp báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ hàng năm
Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, với những trường hợp chưa hoặc không nộp Báo cáo định kỳ, biện pháp khắc phục sẽ là chủ động nộp bổ sung hoặc buộc thực hiện nộp bổ sung Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.
Mẫu 13 về việc Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ hàng năm
Thông tư mới nhất số 05/2023/TT-BKHĐT ban hành Mẫu số 13 Báo cáo đánh giá, giám sát mới nhất mà doanh nghiệp cần tuân thủ. Cụ thể, mẫu 13 là như dưới đây:
TÊN NHÀ ĐẦU TƯ ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: /BCGSĐGĐT | ……….., ngày …. tháng …. năm ……… |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
(6 tháng/năm….)
Tên dự án: ………………………
Kính gửi:………………………………………….
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Nhà đầu tư
a) Nhà đầu tư thứ nhất:
– Tên nhà đầu tư:
– Địa chỉ trụ sở giao dịch chính, số điện thoại, địa chỉ email…:
– Số vốn góp, tỷ lệ vốn góp:
b) Nhà đầu tư tiếp theo:
– Tên nhà đầu tư:
– Địa chỉ trụ sở giao dịch chính, số điện thoại, địa chỉ email…:
– Số vốn góp, tỷ lệ vốn góp:
Tổ chức kinh tế (doanh nghiệp dự án):
– Tên doanh nghiệp:
– Các thông tin để giao dịch (địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ email…):
– Đăng ký kinh doanh (số, ngày, nơi cấp):
– Thông tin về người đại diện theo pháp luật:
– Vốn điều lệ:
– Vốn pháp định (nếu có):
Dự án đầu tư:
– Tên dự án:
– Địa điểm thực hiện:
– Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có):
– Diện tích đất sử dụng:
– Mục tiêu, quy mô:
– Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn:
– Thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án:
– Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có):
– Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có):
(Nội dung này chỉ báo cáo một lần vào kỳ đầu tiên sau khi dự án được khởi công hoặc sau khi dự án được điều chỉnh làm thay đổi các thông tin về dự án).
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
Tiến độ thực hiện dự án và tiến độ thực hiện mục tiêu của dự án:
– Tiến độ chuẩn bị dự án:
– Tình hình giao đất:
– Tiến độ xây dựng cơ bản (nếu có):
– Tiến độ mua máy móc thiết bị, lắp đặt, vận hành chạy thử (nếu có):
– Tiến độ thực hiện các hạng mục, phân kỳ đầu tư (nếu có):
– Tiến độ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ:
– Tiến độ thực hiện các mục tiêu đầu tư:
Tiến độ góp vốn đầu tư, vốn điều lệ, vốn pháp định (nếu có):
a) Tiến độ góp vốn:
STT | Loại vốn | Số vốn góp trong kỳ | Số vốn góp lũy kế đến thời điểm báo cáo |
1 | Vốn đầu tư | ||
2 | Vốn điều lệ | ||
3 | Vốn pháp định (nếu có) |
b) Nguồn vốn:
STT | Nguồn vốn | Số vốn góp trong kỳ | Số vốn góp lũy kế đến thời điểm báo cáo |
1 | Vốn chủ sở hữu | ||
2 | Vốn vay các tổ chức tín dụng | ||
3 | Nguồn vốn huy động khác | ||
Cộng |
Việc thực hiện các quy định về các vấn đề liên quan:
– Về việc sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác:
– Về các yêu cầu bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ:
– Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
– Việc đáp ứng các quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có)
Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án (nếu có).
III. KIẾN NGHỊ
Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có)./.
NHÀ ĐẦU TƯ (ký tên, đóng dấu) |
Dịch vụ lập Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ hàng năm của Công ty Luật Siglaw
– Công ty luật Siglaw miễn phí tư vấn dịch vụ 24/7 về các vấn đề liên quan tới Báo cáo đánh giá, giám sát
– Tư vấn, phân tích, giải quyết những thắc mắc liên quan tới Báo cáo đánh giá, giám sát
– Hướng dẫn, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ lập Báo cáo đánh giá, giám sát.
– Thời gian hoàn thành cam kết đúng tiến độ 100% với chi phí thực hiện dịch vụ rẻ nhất thị trường
– Chi phí lập Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ của Công ty Luật Siglaw, chỉ từ 6.000.000 VNĐ/năm
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw