Thành lập công ty nuôi trồng thủy sản: Quy định, lưu ý & Thủ tục

Với đặc thù lợi thế về vị trí địa lý trải dài vùng lãnh thổ giáp biển, vì vậy Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi lớn từ các nguồn nuôi trồng và ươm gây giống thủy sản với quy mô lớn. Hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội và thành lập công ty vốn nước ngoài về nuôi trồng thủy sản, bởi nó là một trong những nguồn thực phẩm xuất khẩu mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ngành nghề nuôi trồng thủy sản nằm trong danh mục ngành nghề được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật Việt Nam. Nên Việt Nam chính là mục tiêu hướng tới của các nhà đầu tư nước ngoài, những người nghiên cứu đầu tư thành lập công ty FDI về nuôi trồng thủy sản…Bài viết này của Siglaw sẽ chia sẻ chi tiết những kiến thức về quy định pháp luật và lưu ý trong quá trình làm hồ sơ thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản:

Thành lập công ty nuôi trồng thủy sản: Quy định, lưu ý & Thủ tục
Thành lập công ty nuôi trồng thủy sản: Quy định, lưu ý & Thủ tục

Quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi trồng thủy sản

Không có hạn chế pháp lý nào về yêu cầu loại hình doanh nghiệp đối với ngành nghề nuôi trồng thủy sản có yếu tố nước ngoài, nghĩa là, nhà đầu tư có thể lựa chọn các hình thức đầu tư đa dạng theo khuôn khổ loại hình doanh nghiệp trong Luật Doanh Nghiệp Việt Nam. Đối với lĩnh vực này, pháp luật chia làm hai mảng chính:

  • Hoạt động kinh doanh thủy sản
  • Hoạt động nuôi trồng và ương dưỡng giống

Lựa chọn loại hình kinh doanh nào, nhà đầu tư cũng cần đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất nơi thực hiện dự án nuôi trồng. Cụ thể như sau: 

Về hoạt động kinh doanh thủy sản

  • Địa điểm thực hiện dự án phải tuân thủ theo các quy định pháp luật về sử dụng đất, khu vực biển.
  • Đầy đủ các trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở vật chất đáp ứng quy mô dự án.
  • Tuân thủ và đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, thú y.
  • Tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Đối với dự án sử dụng lồng bè, thủy sản nuôi chủ lực phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
  • Các mô hình nuôi trồng khác như làm cảnh, giải trí, mỹ thuật…
  • Phải lập dự án nuôi trồng thủy sản với cơ quan có thẩm quyền.

Về hoạt động nuôi trồng và ương dưỡng giống

Hoạt động này phải được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hoạt động. Các điều kiện cơ bản như sau:

  •  Đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật đúng tiêu chuẩn phù hợp, có nơi cách ly cho giống mới nhập.
  • Có nhân sự là nhân viên kỹ thuật được đào tạo đúng chuyên ngành về nuôi trồng thủy sản
  • Có hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học
  • Các trường hợp sản xuất giống thủy sản thì phải có bố mẹ thuộc giống thuần chủng, hoặc đã được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ đã được công nhận, hoặc được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.
  • Phải được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản.
  • Có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, đảm bảo chất lượng đối với các thiết bị, nguyên liệu, tách rời khu vực sinh sống.
  • Bảo vệ môi trường bằng cách kiểm soát chất lương và không được làm ảnh hưởng đến khu vực sản xuất, ươm giống.
  • Hệ thống kiểm soát nước phải được kiểm duyệt an toàn theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn.

Lưu ý khi thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

Một số lưu ý cần biết khi thành lập công ty nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam:

  • Lựa chọn loại hình công ty phù hợp
  • Đặt tên công ty ( kiểm tra để không bị trùng tên sẽ bị loại trừ)
  • Đặt địa chỉ trụ sở chính công ty, và hồ sơ pháp lý của địa chỉ trụ sở
  • Đăng ký vốn điều lệ lựa theo quy mô đầu tư của doanh nghiệp
  • Thông tin người đại diện theo pháp luật, hồ sơ pháp lý và các yêu cầu liên quan.
  • Đăng ký mã ngành kinh doanh đúng pháp luật

Quy trình thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

Như vậy, với các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương án xử lý rác thải. Nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện quy trình thành lập doanh nghiệp liên quan đến nuôi trồng thủy sản như sau: 

Thứ nhất, thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

Thứ hai, xin giấy phép nuôi trồng thủy sản. Có 4 nhóm phân loại giấy phép như sau:

  1. Giấy phép theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Hay còn gọi là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản của tổ chức, cá nhân.
  2. Giấy phép nuôi trồng thủy sản cho tổ chức, cá nhân Việt Nam.
  3. Giấy phép đầu tư nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài. (Nếu thành lập doanh nghiệp FDI về nuôi trồng thủy sản)
  4. Loại hình nuôi trồng lồng bè, nuôi chủ lực – đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. 

Về hồ sơ thành lập, nhà đầu tư cần chú ý các đầu mục hồ sơ như sau:

+ Hồ sơ đề nghị đăng ký doanh nghiệp

+ Bộ điều lệ công ty

+ Các hồ sơ pháp lý của chủ sở hữu

+ Danh sách thành viên/ cổ đông công ty và hồ sơ pháp lý của từng thành viên/ cổ đông.

Sau khi hoàn thành thành lập công ty, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục xin giấy phép nuôi trồng thủy sản. với loại hình giấy phép này, nhà đầu tư cần lưu ý về các cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án. Phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường tương đương với quy mô dự án. Hồ sơ phải được nộp lên cơ quan có thẩm quyền và phải được thẩm duyệt theo quy định pháp luật. 

5/5 - (4 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238