1 Số lưu ý khi đầu tư tại Đài Loan

Đài Loan nằm ở vị trí trung tâm của Châu Á-Thái Bình Dương, với Hoa Kỳ Lục địa xuyên Thái Bình Dương ở phía đông, Nhật Bản ở phía bắc, Trung Quốc ở phía tây và các thị trường mới nổi của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ở phía nam. Do vậy, việc đầu tư vào Đài Loan mang đến những cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, các nhà đầu tư cần hiểu rõ các yếu tố pháp lý, chính sách, cũng như văn hóa kinh doanh của Đài Loan. Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu các lưu ý cần biết khi đầu tư tại Đài Loan qua bài viết này

Pháp luật Việt Nam quy định về đầu tư tại Đài Loan

1 Số lưu ý khi đầu tư tại Đài Loan
1 Số lưu ý khi đầu tư tại Đài Loan

Trước khi các nhà đầu tư Việt Nam thực hiện đầu tư từ Việt Nam sang Đài Loan, cần lưu ý tuân thủ các nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Chính phú Việt Nam như sau:

  • Nhà nước khuyến khích đầu tư tại Đài Loan nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
  • Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư tại Đài Loan phải tuân thủ quy định của Luật đầu tư, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của Đài Loan và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở Đài Loan

Nguồn vốn thực hiện hoạt động đầu tư tại Đài Loan cũng cần lưu ý như sau:

  • Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở Đài Loan.
  • Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
  • Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư tại Đài Loan.

Quy định chuyển tiền sang Đài Loan: Mọi giao dịch chuyển tiền sang Đài Loan liên quan đến hoạt động đầu tư phải được thực hiện thông qua ngân hàng được cấp phép. Đồng thời, nhà đầu tư cần tuân thủ các giới hạn chuyển tiền theo từng giai đoạn của dự án đầu tư, từ giai đoạn chuẩn bị đến khi dự án đi vào hoạt động.

Lưu ý các hiệp định chung giữa Đài Loan và Việt Nam

Thỏa thuận về tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Đài Loan

Việt Nam và Đài Loan đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư bằng cách loại bỏ tình trạng đóng thuế hai lần đối với cùng một nguồn thu nhập. Điều này giúp giảm thiểu chi phí thuế, tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp và khuyến khích đầu tư dài hạn.

Thỏa thuận về xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Đài Loan

Hiệp định này được ký kết nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư Việt Nam tại Đài Loan và ngược lại. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo rằng các khoản đầu tư sẽ được bảo vệ khỏi các rủi ro chính trị hoặc pháp lý không đáng có.

  • Quyền sở hữu cho nhà đầu tư Việt Nam tại Đài Loan được đảm bảo quyền sở hữu tài sản và doanh nghiệp theo quy định pháp luật địa phương.
  • Giải quyết tranh chấp các tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư có thể sử dụng các cơ chế hòa giải hoặc kiện tụng quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình.
  • Quy định về không phân biệt đối xử đối với các nhà đầu tư từ Việt Nam sẽ được hưởng các quyền và ưu đãi ngang bằng với nhà đầu tư từ các quốc gia khác tại Đài Loan.

Thỏa thuận hợp tác lao động

Đài Loan là một trong những thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam. Hợp tác lao động không chỉ góp phần tăng cường mối quan hệ kinh tế mà còn tạo nền tảng cho sự kết nối văn hóa và thương mại giữa hai nước. Với lực lượng lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan, các nhà đầu tư Việt Nam có thể tận dụng nguồn nhân lực này để phát triển hoạt động kinh doanh tại chỗ.

Hợp tác đa phương như WTO, APEC…

Việc có mặt cùng nhau trong các hiệp định song phương và tham gia các diễn đàn kinh tế quốc tế này mở ra cơ hội hợp tác rộng lớn cho nhà đầu tư lĩnh vực như dệt may, điện tử, máy móc và thực phẩm… Nhà đầu tư hai bên được tiếp cận các sáng kiến thương mại và đầu tư hiện đại với công nghệ cao. 

Lưu ý về văn hóa kinh doanh của người Đài Loan

Người Đài Loan thân thiện, dễ mến, tốt bụng và có văn hóa khá cao nên bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi ở đây. Tại Đài Loan, xây dựng mối quan hệ cá nhân là một phần thiết yếu trong kinh doanh. Người Đài Loan coi trọng lòng tin và sự gần gũi trong các mối quan hệ, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hợp tác lâu dài. Các nhà đầu tư nên dành thời gian tham gia các sự kiện xã hội hoặc hoạt động cộng đồng để xây dựng mối quan hệ với đối tác.

Phong cách giao tiếp: Người Đài Loan thường giao tiếp một cách lịch sự, tránh đối đầu trực tiếp và nhấn mạnh vào việc duy trì sự hòa hợp. Lưu ý trong các cuộc đàm phán, nhà đầu tư nên thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe và kiên nhẫn. Đồng thời, cần tránh sử dụng ngôn từ quá thẳng thắn hoặc gây áp lực.

Truyền thống văn hóa và lễ nghi: Tương tự Việt Nam, người Đài Loan cũng có nhiều lễ nghi truyền thống, và điều này cũng thể hiện trong kinh doanh. Ví dụ, việc trao đổi danh thiếp cần thực hiện một cách trang trọng, bằng cả hai tay và kèm theo một lời chào lịch sự. Lưu ý tôn trọng các giá trị truyền thống sẽ giúp nhà ghi điểm trong mắt đối tác địa phương.

Thế mạnh của một số thành phố ở Đài Loan

Thủ đô Đài Bắc (Taipei) nằm trên một khu vực được gọi là Bồn địa Đài Bắc ở Bắc Đài Loan. Thành phố giáp với sông Tân Điếm ở phía nam và sông Đạm Thủy ở phía tây. Là trung tâm tài chính, chính trị và công nghệ của Đài Loan, Đài Bắc thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia. Thế mạnh của thành phố là bao gồm những lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin, thương mại, giao thông, và ngân hàng,

Tân Trúc (Hsinchu): Thành phố Tân Trúc nằm cách Đài Bắc khoảng 90 km về phía Tây Nam, một mặt tựa vào núi, mặt còn lại hướng ra biển. Nơi này vốn từng chẳng có gì ngoài những trận gió lớn (mạnh tới mức dường như thổi bay mọi thứ), rất nhiều rắn và ruồi nhặng. Nhưng giờ đây, Tân Trúc lại được mệnh danh là “Thung lũng Silicon”, khi đang là nhà của gần 400 công ty công nghệ cao trong các lĩnh vực bán dẫn, điện toán, viễn thông, quang lượng tử, công nghệ sinh học,… đóng góp khoảng 10% GDP của Đài Loan. Đây là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực: Sản xuất bán dẫn; Nghiên cứu và phát triển công nghệ cao; Internet vạn vật.

Cao Hùng (Kaohsiung) là trung tâm công nghiệp và cảng biển lớn nhất của Đài Loan, với sự hiện diện của Cảng Cao Hùng là một trong 4 cảng lớn nhất thế giới. Cảng Cao Hùng là trung tâm ngành công nghiệp đóng tàu của Đài Loan và cũng là căn cứ hải quân lớn của Trung Hoa Dân Quốc. Không giống như Đài Bắc, các đường phố của Cao Hùng rộng rãi và giao thông thông suốt hơn, rất phù hợp cho việc đầu tư vào sản xuất và vận chuyển thép và vật liệu xây dựng, sản xuất năng lượng tái tạo và công nghệ xanh; logistics và vận tải biển.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về 1 Số lưu ý khi đầu tư tại Đài Loan cần biết. Thông qua bài viết này, Công ty Luật Siglaw hy vọng người đọc có được cái nhìn tổng quát về hình thức, ngành nghề đầu tư sang Đài Loan. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề về liên quan, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238