Cùng với việc xây dựng môi trường kinh tế đầy thu hút với những nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ Đài Loan. Việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh vào Đài Loan cũng gặp nhiều khó khăn, thậm chí xuất phát từ chính những thuận lợi mà nhà đầu tư không cũng không ngờ đến. Hãy cùng Hãng Luật Siglaw tìm hiểu những khó khăn thường gặp khi đầu tư vào Đài Loan qua bài viết này.
Đáp ứng điều kiện nghiêm ngặt khi hoạt động kinh doanh tại Đài Loan
Điều kiện đầu tiên đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Đài Loan là chỉ được đầu tư theo danh mục ngành nghề được phép đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Theo Khoản 1 Điều 7 của Quy chế đầu tư của công dân nước ngoài của Đài Loan, các ngành nghề có khả năng gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội hoặc sức khỏe quốc gia hoặc bị pháp luật nghiêm cấm rõ ràng sẽ nghiêm cấm đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Bộ Kinh tế Đài Loan đã công bố danh sách các ngành công nghiệp mà Nhà đầu tư nước ngoài bị cấm hoặc hạn chế đầu tư, ví dụ như sản xuất nguyên liệu thô hóa học, vận tải hành khách bằng xe buýt du lịch, phát thanh,… Những lĩnh vực chưa được đề cập trong danh sách này đều được mở cửa cho đầu tư theo nguyên tắc kiểm soát theo danh sách tiêu cực.
Các loại hình đầu tư phổ biến tại Đài Loan gồm có mua cổ phần hoặc góp vốn một công ty Đài Loan, thành lập công ty tại Đài Loan, thành lập chi nhánh hoặc thực thể khác. Ngoài ra, nếu một công ty được thành lập tại Đài Loan, công ty đó phải có ít nhất một giám đốc và một giám sát viên.
Lao động phổ thông tại Đài Loan còn hạn chế
Dù Đài Loan là một quốc gia nhỏ, nhưng dân số lại đạt đến con số gần 24 triệu người, đứng thứ 57 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, quốc gia này đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số nghiêm trọng, với tuổi trung bình là 43 tuổi, dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lao động trẻ.
Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến một số ngành nghề như lao động phổ thông và kỹ thuật cao, việc tìm kiếm và duy trì nhân sự phù hợp trở thành bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao và sản xuất, việc thiếu hụt kỹ sư là một trở ngại lớn, làm tăng áp lực chi phí và hạn chế tốc độ tăng trưởng.
Ngược lại, các ngành yêu cầu lao động phổ thông như xây dựng hoặc sản xuất hàng loạt cũng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng, khiến một số dự án đầu tư bị đình trệ. Mặc dù vậy, cùng với những chính sách nới lỏng các điều kiện khi nhập cảnh của người lao động nước ngoài, Đài Loan vẫn cho thấy khả năng đáp ứng các nhu cầu trên thị trường lao động.
Chi phí vận hành doanh nghiệp ngày càng đắt đỏ
Thống kê từ Viện Hành chính vào tháng 6/2024 cho thấy mức lương thường xuyên trung bình của tất cả người lao động ở Đài Loan (bao gồm lao động toàn thời gian, nhân viên quốc tế và bán thời gian) là 46.486 NTD (~36 triệu VND), tăng 0,06% so với tháng trước. Đây là mức lương tương đối cao so với các quốc gia láng giềng, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó, do quỹ đất hạn chế, chi phí thuê mặt bằng tại các khu vực trung tâm hoặc gần các khu công nghiệp hiện đại thường rất đắt đỏ.
Ngoài ra, chi phí năng lượng tại Đài Loan cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Giá điện tăng cho thấy một thách thức năng lượng sâu rộng hơn đối với ngành công nghiệp Đài Loan. Theo báo cáo gần đây của S&P Global, tình trạng thiếu hụt nguồn điện có thể kìm hãm việc mở rộng sản xuất chip của TSMC tại Đài Loan trong dài hạn, tăng rủi ro tín dụng của công ty, khiến các tổ chức tài chính có thể đánh giá công ty là khoản đầu tư rủi ro hơn. Từ đó, TSMC có thể bị áp mức lãi suất vay cao hơn hoặc gặp khó khăn khi huy động vốn để mở rộng sản xuất và nghiên cứu công nghệ.
Trong thập kỷ qua, dự trữ điện của Đài Loan đã nhiều lần giảm xuống dưới mức mục tiêu 15% của chính phủ, gây ra nhiều sự cố mất điện. Dù các nhà xuất khẩu lớn như TSMC được ưu tiên khôi phục nguồn cung, tình trạng thiếu điện vẫn tạo áp lực lớn, đặc biệt trong bối cảnh ngành công nghệ đang cần nguồn điện ổn định nhất.
Cạnh tranh nội địa gay gắt
Với việc sở hữu một nền kinh tế phát triển cũng kéo theo sự cạnh tranh gắt gao giữa các doanh nghiệp để tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Sự cạnh tranh không chỉ đến từ các doanh nghiệp hàng đầu mà còn đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp mới thành lập với các doanh nghiệp đi trước.
Với dân số chỉ khoảng 24 triệu người, và với tâm lý ưu tiên lựa chọn sử dụng hàng hóa và dịch vụ nội địa của các thương hiệu quen thuộc hơn là các sản phẩm mới từ nước ngoài. Các doanh nghiệp mới tìm đến thị trường Đài Loan thường sẽ hướng đến các lĩnh vực Logistic để tận dụng thuận lợi trong vận tải đường biển và nhắm đến các khách hàng ở quốc gia khác.
Ngoài ra, các doanh nghiệp đi trước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, đã đạt được vị thế vững chắc với những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt với sự thua thiệt do có xuất phát điểm chậm hơn nhiều.
Đơn cử các công ty lớn như TSMC và Foxconn có lịch sử hình thành lâu đời, đã tạo ra một hệ sinh thái công nghiệp khép kín. Các doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập vào chuỗi cung ứng này không chỉ phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng mà còn phải xây dựng mối quan hệ lâu dài với các đối tác trong nước.
Ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị
Việc sở hữu quá nhiều lợi thế tự nhiên, khiến Đài Loan trở thành mục tiêu bị các quốc gia lân cận ”nhìn ngó”, đặc biệt là với Trung Hoa Đại lục. Căng thẳng chính trị giữa hai đầu eo biển Đài Loan trong nhiều năm qua kéo theo nhiều các biện pháp trả đũa thương mại hoặc lệnh trừng phạt của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan và các doanh nghiệp có trụ sở tại Đài Loan.
Với việc là thị trường xuất siêu lớn nhất của Đài Loan, các từ hạn chế đầu tư Trung Quốc trực tiếp làm giảm cơ hội hợp tác và phát triển kinh doanh. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, sự bất ổn này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn, đặc biệt trong các lĩnh vực xuất khẩu và logistics, vốn phụ thuộc nhiều vào sự ổn định của quan hệ khu vực.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Những khó khăn thường gặp khi đầu tư vào Đài Loan. Thông qua bài viết này, Công ty Luật Siglaw hy vọng người đọc có được cái nhìn tổng quát trong hoạt động lựa chọn đầu tư sang Đài Loan. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề về liên quan, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.