Các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm hiện nay trở thành một phần thiết yếu trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định pháp lý, việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là điều cần thiết. Giấy phép này không chỉ giúp kiểm soát các nguy cơ tiềm ẩn mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp nhất định, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể được miễn cấp Giấy phép này. Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần biết về Các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là gì?

Theo quy định tại khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP thì chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là một tài liệu pháp lý được cấp bởi cơ quan quản lý có thẩm quyền, chứng nhận rằng việc vận chuyển các loại hàng hóa có tiềm năng gây nguy hiểm đã được thực hiện theo các quy định và tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt.  nhằm giảm thiểu rủi ro và bảo vệ mọi bên liên quan.

Các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Các trường hợp miễn cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Mặc dù Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là yêu cầu bắt buộc trong nhiều trường hợp, vẫn có một số trường hợp được miễn cấp phép. Theo khoản 8 Điều 17 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bao gồm:

  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;
  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm.

Lưu ý: Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình vận chuyển.

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

heo khoản 1 Điều 19 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

  • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ. Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

  • Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến:

Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Trả kết quả

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Việc hiểu rõ các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và quy trình cấp phép không chỉ giúp doanh nghiệp và cá nhân tuân thủ đúng quy định pháp luật mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Mặc dù việc miễn giấy phép có thể giúp giảm bớt thủ tục hành chính, nhưng việc tuân thủ các quy định an toàn vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan về Giấy chứng nhận đăng ký thuế vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238