Lưu ý sau khi thành lập công ty cổ phần

Thời gian cuối năm luôn là khoảng thời gian mà cơ quan nhà nước tiến hành rà soát chặt chẽ hoạt động, báo cáo của các doanh nghiệp trong 1 năm. Đặc biệt là trong năm 2023 này, cơ quan nhà nước đặc biệt kiểm tra, xử phạt những doanh nghiệp vốn nước ngoài không thực hiện báo cáo của các năm trước. Vậy, để tránh được những rủi ro pháp lý sau khi thành công ty cổ phần, doanh nghiệp cần lưu ý gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.   

Công ty cổ phần có đặc điểm gì?

Theo quy định tại Điều 111, Khoản 1 của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần được xác định là một loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

  • Vốn điều lệ của công ty được phân chia thành các phần bằng nhau, được gọi là cổ phần;
  • Cổ đông, có thể là cá nhân hoặc tổ chức, sẽ sở hữu các cổ phần. Số lượng tối thiểu là 03 cổ đông, không có hạn chế về số lượng tối đa. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
  • Cổ đông sẽ nhận được lợi nhuận từ sở hữu cổ phần dưới dạng cổ tức;
  • Công ty cổ phần có thể huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu;

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần sẽ chính thức được coi là có tư cách pháp nhân, đầy đủ các yếu tố theo quy định tại Điều 74 của Bộ Luật Dân sự 2015.

Lưu ý sau khi thành lập công ty cổ phần
Lưu ý sau khi thành lập công ty cổ phần

Phân loại cổ phần trong công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 114 của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần đặc tả những dạng cổ phần sau đây:

  • Cổ phần phổ thông, được nắm giữ bởi cổ đông phổ thông.
  • Cổ phần ưu đãi, bao gồm: Cổ phần ưu đãi cổ tức, Cổ phần ưu đãi hoàn lại, Cổ phần ưu đãi biểu quyết, và Cổ phần ưu đãi khác theo quy định trong Điều lệ công ty và các quy định pháp luật liên quan đến chứng khoán. Cổ đông ưu đãi là những người nắm giữ loại cổ phần này.

Danh sách những công ty cổ phần lớn tại Việt Nam

  • Công ty cổ phần hyundai aluminum vina/ nhà máy sản xuất nhôm hyundai aluminum vina
  • Công ty cổ phần liên doanh alpec/ nhà máy thang máy fuji
  • Công ty cổ phần kopac/ nhà máy bìa các tông kopac
  • Công ty cổ phần nippon sanso việt nam.
  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
  • Tập đoàn Vingroup – công ty cổ phần (CTCP)
  • Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)
  • Công ty cổ phần Vinhomes (Vinhomes)
  • Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV Gas)
  • Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank)
  • Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MBBank)
  • Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
  • Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO)
  • Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex)
  • Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group)
  • Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
  • Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines)
  • Công ty cổ phần Hàng không VietJet (VietJet)
  • Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam – CTCP (ACV)
  • Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP.HCM (HDBank)
  • Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
  • Tổng công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)
  • Tập đoàn Bảo Việt
  • Công ty cổ phần tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland)
  • Tổng Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power)
  • Công ty cổ phần FPT (FPT Corp)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB)
  • Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng (Masan Consumer)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)
  • Công ty cổ phần Vincom Retail
  • Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM)
  • Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
  • Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienViet Post Bank)
  • Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)
  • Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á
  • Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PV OIL)
  • Tổng công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (GELEX)
  • Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (Coteccons)
  • Công ty cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)
  • Công ty cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources)
  • Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)
  • Công ty cổ phần Chứng khoán SSI
  • Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank)
  • Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex)
  • Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công – Biên Hòa
  • Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE Corp)
  • Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng
  • Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank)
  • Công ty cổ phần tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
  • Công ty cổ phần tập đoàn Đất Xanh
  • Tổng công ty cổ phần Viglacera
  • Tổng công ty Điện lực TKV – CTCP (Vinacomin Power)
  • Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (Hoasen Group)
  • Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX)
  • Tổng công ty cổ phần Bia Nước Giải khát Hà Nội (Habeco)
  • Công ty cổ phần Vicostone
  • Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
  • Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền
  • Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo)
  • Công ty cổ phần tập đoàn FLC
  • Công ty cổ phần tập đoàn Sao Mai
  • Công ty cổ phần tập đoàn Thủy sản Minh Phú
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (NamABank)
  • Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)
  • Công ty cổ phần PVI
  • Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng
  • Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt
  • Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
  • Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1
  • Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank)
  • Tổng công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp (Sonadezi)
  • Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC)
  • Công ty cổ phần VNG
  • Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
  • Công ty cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex
  • Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans)
  • Công ty cổ phần Đầu tư & Thương mại SMC
  • Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank)
  • Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail)

Những lưu ý sau khi thành lập công ty cổ phần

Công bố Thông Tin Đăng Ký Kinh Doanh

Trong khoảng thời gian 30 ngày tính từ ngày thành lập hoặc thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng Thông Tin Đăng Ký Doanh Nghiệp Quốc Gia. Trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng và bắt buộc phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng Thông Tin Đăng Ký Doanh Nghiệp Quốc Gia theo quy định.

Dấu và Đăng Ký Mẫu Dấu

Doanh nghiệp cần liên hệ với Công An tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để khắc dấu và đăng ký mẫu dấu. Chỉ khi đã có Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Mẫu Dấu, doanh nghiệp mới được phép sử dụng con dấu. Việc sử dụng con dấu trước khi có Giấy Chứng Nhận này sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng và con dấu sẽ bị thu hồi.

Đăng Ký Thuế

Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh hoặc Giấy Chứng Nhận Đầu Tư, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế. Nếu doanh nghiệp trễ nộp hồ sơ đăng ký thuế, họ sẽ bị phạt cảnh báo hoặc phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 2 triệu đồng, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm.

Gắn Tên Doanh Nghiệp Tại Trụ Sở Chính

Doanh nghiệp cần đặt tên tại trụ sở chính và chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có). Trong trường hợp không thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và phải thực hiện việc gắn tên doanh nghiệp theo quy định.

Thông Báo Thời Gian Mở Cửa

Trong khoảng thời gian 15 ngày sau khi nhận được Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh, doanh nghiệp cần thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Xin Giấy Phép Con

Đối với những ngành nghề yêu cầu giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, được gọi là giấy phép con, doanh nghiệp cần xin phép và chỉ được hoạt động sau khi có sự cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền.

Lập Sổ Đăng Ký Thành Viên và Sổ Đăng Ký Cổ Đông

Doanh nghiệp phải lập và bảo quản sổ đăng ký cổ đông (đối với công ty cổ phần). Trường hợp không thực hiện sẽ bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và buộc phải lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định.

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ với công ty luật Siglaw theo thông tin dưới đây để nhận được sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ luật sư và chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về thành lập doanh nghiệp. 

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238