Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty du lịch

Dịch vụ du lịch là một trong những ngành nghề mà nhiều quốc gia đang hướng tới phát triển, du lịch cũng là một loại hình thức giải trí được nhiều người ưa thích. Trong thời điểm hiện nay, thế giới đang dần mở cửa lại sau đại dịch, nhu cầu đi lại, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi ngày càng tăng cao. Việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch đang là một hình thức kinh doanh mang lại nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư.

Tại sao nên đầu tư góp vốn vào công ty du lịch tại Việt Nam?

Bởi có nhiều ưu đãi về vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện tự nhiên, Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch. Với đường bờ biển dài có nhiều bãi biển đẹp, nhiều di tích lịch sử và di sản thiên nhiên, văn hóa được UNESCO công nhận, Việt Nam đã thu hút được hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm. Sau thời gian dịch kéo dài ngành du lịch đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ đạt mức 100 triệu lượt khách nội địa và 3,6 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2022. Năm 2023, Việt Nam đầu tư nhiều vào du lịch và đặt mục tiêu phát triển cao hơn với mức doanh thu dự kiến sẽ tăng 30%. 

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty du lịch
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty du lịch

Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty du lịch

  • Tỷ lệ vốn góp: nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty du lịch được cấp phép hoạt động dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch với điều kiện phải liên doanh với đối tác Việt Nam ( không hạn chế phần vốn góp từ phía nước ngoài ). Do đó, nhà đầu tư nước ngoài không thể thành lập công ty du lịch 100% vốn đầu tư nước ngoài.
  • Hình thức đầu tư góp vốn, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

+ Về hình thức đầu tư vào công ty du lịch: góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của công ty du lịch tại Việt Nam;

+ Phạm vi hoạt động: Công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tổ chức đưa khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam (inbound), đồng thời được phép cung cấp dịch vụ lữ hành nội địa như là một phần của dịch vụ đưa khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam. Các công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài không được tổ chức chương trình tham quan nước ngoài cho khách du lịch Việt Nam (outbound);

+ Hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là công dân Việt Nam.

Xem thêm: Hồ sơ & thủ tục thành lập công ty du lịch có vốn nước ngoài

Thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty du lịch 

Quy trình 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu Mẫu A.I.1 ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT);
  • Bản chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu) đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Bản sao chứng thực một trong các tài liệu liên quan đến nhà đầu tư (báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Văn bản/cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Quyết định/cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; …);
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Văn bản Giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án;
  • Hợp đồng thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư tại;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư tại Phòng kinh tế đối ngoại – sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối cấp phải lập thành văn bản và nêu rõ lý do.

Quy trình 2: Nhà đầu tư tiến hành thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty du lịch.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Văn bản đăng ký góp vốn/mua cổ phần/phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
  • Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp, cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Nộp hồ sơ xin chấp thuận mua cổ phần tại cơ quan đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh xem xét và ra thông báo chấp thuận mua cổ phần, phần vốn góp; trường hợp từ chối cấp phải lập thành văn bản và nêu rõ lý do.

Quy trình 3: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh  (Theo mẫu tại thông tư 02/2019/ TT-BKHĐT);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH) hoặc danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ thuộc một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng thực cá nhân : Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài; Quyết định thành lập của pháp nhân nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.

Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư.
  • Nộp hồ sơ Online tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Quy trình 4: Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và/hoặc quốc tế theo mẫu
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành: Tổng cục Du lịch;

  • Địa chỉ: 80 P. Quán Sứ, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 02439423760

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Dịch vụ tư vấn nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty du lịch.

Hỗ trợ tư vấn.
  • Giải đáp, tư vấn quy định pháp luật liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty du lịch.
  • Tư vấn lợi thế, ưu đãi pháp lý, thuế tối ưu nhất phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
  • Tư vấn điều kiệngiấy phép con cần thiết để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.
  • Tư vấn các công việc và thủ tục cần thực hiện sau khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty du lịch.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ.
  • Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu, thông tin cần thiết để soạn hồ sơ hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty du lịch.
Đội ngũ.
  • Gồm các luật sư, chuyên gia hàng đầu của Việt Nam có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực đầu tư.
Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Thủ tục nhanh chóng, thuận tiện.
Kinh nghiệm. > 10 năm.

Siglaw luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục. Xin vui lòng liên hệ công ty luật Siglaw để được tư vấn cụ thể.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

????Dịch vụ thành lập công ty ????Siglaw cung cấp dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp trọn gói toàn quốc
????Đăng ký giấy phép kinh doanh ????Thủ tục để cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh
????Dịch vụ làm giấy phép lao động ????Giúp quý khách hàng rút ngắn thời gian nhận giấy phép lao động, tư vấn hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
????Dịch vụ xin giấy phép con ????Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn xin giấy phép con các loại.
????Dịch vụ làm thẻ tạm trú ????Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt
????Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên ????Đội ngũ luật sư tư vấn trình độ chuyên môn cao đảm bảo đúng pháp luật
????Dịch vụ đầu tư ra nước ngoài ????Tư vấn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đầu tư ra nước ngoài nhanh chóng.
5/5 - (5 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238