Các mức phạt khi không báo cáo tiến độ dự án đầu tư

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, việc báo cáo tiến độ là một trong những yêu cầu cơ bản để đảm bảo tính đúng đắn, minh bạch và hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bên liên quan cũng tuân thủ đúng quy định này. Thậm chí, có những trường hợp hành vi không báo cáo tiến độ dự án đầu tư có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường, kinh tế và xã hội vì vậy mà cần phải có chế tài xử phạt đối với hành vi này. Trong bài viết này, hãy cùng SigLaw tìm hiểu về các mức xử phạt đối với hành vi không báo cáo tiến độ dự án đầu tư.

Các mức phạt khi không báo cáo tiến độ dự án đầu tư
Các mức phạt khi không báo cáo tiến độ dự án đầu tư

Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam được quy định tại Điều 72 Luật Đầu tư 2020

Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo bao gồm:

  • Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Cơ quan đăng ký đầu tư;
  • Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này.

Chế độ báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:

  • Hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;
  • Hằng quý, hằng năm, cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
  • Hằng quý, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư trên địa bàn;
  • Hằng quý, hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác thuộc phạm vi quản lý (nếu có); báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý của ngành và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
  • Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

Cơ quan, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế sử dụng văn bản và Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện báo cáo 

Cơ quan, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế thuộc đối tượng thực hiện báo cáo đầu tư tại Việt Nam khi có yêu cầu từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện báo cáo đột xuất 

Nhà đầu tư phải báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án đầu tư không thuộc diện Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Xem thêm: Điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư

Hành vi không báo cáo tiến độ dự án đầu tư sẽ bị xử phạt như thế nào? 

Theo Điều 13 Luật Đầu tư 2020, khi vi phạm các quy định về hoạt động đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ phải chịu những chế tài xử phạt như sau: 

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo cho cơ quan đăng ký đầu tư trước khi bắt đầu thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư;
  • Báo cáo không trung thực về hoạt động đầu tư;
  • Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật đầu tư;
  • Thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành;
  • Chấm dứt hoạt động Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ dự án đầu tư không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Không thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Không thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Giãn tiến độ thực hiện dự án, giãn tiến độ đầu tư nhưng không đề xuất bằng văn bản với cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư;
  • Tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư;
  • Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, thủ tục thanh lý dự án đầu tư.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Không thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư (đối với trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư;
  • Không đáp ứng các điều kiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi chuyển nhượng dự án đầu tư;
  • Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư;
  • Tiếp tục triển khai dự án khi đã bị cơ quan đăng ký đầu tư quyết định ngừng hoạt động;
  • Tiếp tục triển khai dự án khi đã chấm dứt hoạt động mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận;
  • Không triển khai dự án đầu tư sau 12 (mười hai) tháng mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận.

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi triển khai thực hiện dự án khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.

Xem thêm: Tư vấn đầu tư FDI tại Việt Nam

Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc đăng ký thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC đối với hành vi vi phạm tại Điểm d Khoản 2 Điều này;

b) Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.”

Liên hệ Công ty Luật Siglaw

Điện thoại: (+84) 961 366 238

Email:
[email protected]
[email protected]

Trụ sở chính:
Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Chi nhánh:
Số 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian làm việc:
Thứ 2 – Thứ 6, 8:15 – 17:30
Thứ 7, 8:15 – 12:00

5/5 - (5 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238