Các hình thức đầu tư vào lĩnh vực xây dựng vốn nước ngoài

Hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng như Biểu cam kết không còn ràng buộc gì về hình thức đầu tư hay góp vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài nữa. Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty xây dựng có vốn nước ngoài tại Việt Nam để hoạt động lĩnh vực xây dựng với tỷ lệ sở hữu vốn có thể lên đến 100% vốn điều lệ. Đây thật sự là cơ hội để chào đón nhiều nhà đầu tư đến với thị trường Bất động sản tại Việt Nam. Vậy có những hình thức nào để đầu tư vào lĩnh vực xây dựng vốn nước ngoài tại Việt Nam. Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết đưới đây!

Đầu tư xây dựng vốn nước ngoài tại Việt Nam là thế nào?

Đầu tư vào lĩnh vực xây dựng vốn nước ngoài là việc cá nhân, tổ chức của một quốc gia bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng qua các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư tại Việt Nam để đầu tư vào Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.

4 hình thức đầu tư vào lĩnh vực xây dựng vốn nước ngoài tại Việt Nam

Các hình thức đầu tư vào lĩnh vực xây dựng vốn nước ngoài
Các hình thức đầu tư vào lĩnh vực xây dựng vốn nước ngoài

Trong thời gian qua, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch, và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, điều đó sẽ tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trong đó có lĩnh vực xây dựng.

Ngành xây dựng ở Việt Nam ngày càng năng động hơn nhờ vào sự gia tăng về số lượng những dự án kết cấu tầng trong những lĩnh vực như: bến cảng, đường sắt, đường cao tốc, hoặc hệ thống giao thông công cộng đô thị, công trình nhà ở, trung tâm thương mại.

Xây dựng trở thành ngành “hot” được tạo dựng lên bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trước hết cần  nhắc tới xu thế toàn cầu hóa thị trường, sự mở rộng về kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Sau là nhu cầu sử dụng và sự cạnh tranh ngày càng cao của nhiều công ty, thị trường lớn.

Theo Luật Đầu tư năm 2020, có bốn hình thức đầu tư vào lĩnh vực xây dựng vốn nước ngoài tại Việt Nam:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Hình thức thành lập tổ chức kinh tế bao gồm hai phương thức đó là:

+ Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài;

+ Thành lập công ty giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các điều kiện theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài. Hình thức đầu tư gián tiếp này thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Khi thực hiện hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần tuân thủ các hình thức và thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

Thực hiện dự án đầu tư PPP

Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) đây là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

BCC là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức đầu tư này giúp các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư được nhanh chóng mà không mất thời gian, tiền bạc để thành lập và quản lý một pháp nhân mới được thành lập. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Đối với hợp đồng BCC có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Tuy nhiên tùy từng hình thức đầu tư nước ngoài mà chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện khác nhau đối với từng hình thức.

Thuận lợi khi đầu tư vào lĩnh vực xây dựng vốn nước ngoài tại Việt Nam

– Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật Việt Nam đang từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị, tạo môi trường pháp lý cho việc hội nhập quốc tế. Công tác cải cách thủ tục hành chính đơn giản, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ.

– Tình hình chính trị ở Việt Nam: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị tương đối ổn định. Hầu như không có sự chia rẽ về văn hoá, xung đột sắc tộc, v.v… Điều này giúp đảm bảo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại đây.

– Chính sách, chiến lược phát triển: Tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, tiếp tục cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh đang là rào cản đối với đầu tư nước ngoài; Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi hiệu quả thủ tục một cửa tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và phát triển; Rà soát, sửa đổi cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

– Cơ sở vật chất, kỹ thuật thiết kế hạ tầng: các cơ quan có thẩm quyền ngày càng quan tâm đến việc cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, đẩy mạnh tiến độ xây dựng những cơ sở hạ tầng như đường cao tốc liên kết cửa khẩu biên giới, dự án sân bay quốc tế, các cơ sở hạ tầng liên quan đến hệ thống điện lực, xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp cao, khu kinh tế mới,…

– Nguồn nhân lực có chuyên môn vững chắc: Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ. Chất lượng nguồn lao động Việt Nam đang không ngừng được nâng cao. Do đó Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có nguồn lao động dồi dào.  Đây là một điểm cộng tạo điều kiện phát triển cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực xây dựng vốn nước ngoài tại Việt Nam;

– Nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường: Đời sống kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực xây dựng ngày cao tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. 

Nếu có thắc mắc gì về Các hình thức đầu tư vào lĩnh vực xây dựng vốn nước ngoài bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!

Chi tiết xin liên hệ:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (4 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238