Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú với trên 5.000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau. Hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, nhà nước ta đang quản lý khá chặt chẽ hoạt đông này để vừa đảm bảo khản năng phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện gì và cần thực hiện những thủ tục gì để có thể tiến hành đầu tư khai thác khoáng sản tại Việt Nam, mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây của công ty luật Siglaw.
Tiềm năng khoáng sản tại Việt Nam
Việt Nam có một số loại khoáng sản có quy mô và trữ lượng tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa quan trọng và là nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Cụ thể:
Dầu khí: Đây là loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất nước ta, với vùng biển rộng hơn 1 triệu km2 và trong đó có hơn một nửa có tiềm năng khai thác dầu khí. Các khu vực tiêu biểu như Trường Sa, Nam Côn Sơn, với trữ lượng khai thác khoảng 20 triệu tấn/năm.
Than đá: trữ lượng than đá tại Việt Nam khoảng hơn 3 tỷ tấn, phân bổ chủ yếu ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Sông Đà.
Cát trắng: Loại khoáng sản này phân bố ở 09 tỉnh ven bờ biển Bắc Bộ và Trung Bộ với tiềm năng rất lớn. Tổng trữ lượng 13 mỏ đã thăm dò là 123 triệu tấn, tài nguyên dự báo khoảng 3 tỷ tấn.
Apatit: đây là loại khoáng sản được sử dụng rộng rãi trong sản xuất phân bón. Mỏ Apatit ở Lào Cai của Việt Nam có trữ lượng lớn nhất cả nước.
Quặng Titan: Phân bố chủ yếu ở Thái Nguyên, và các tỉnh ven biển từ móng cái đến Vũng Tàu.
Ngoài ra, còn một số loại khoáng sản kim loại khác như quặng đồng, quặng sắt, thuỷ ngân,… Phân bố rải rác.
Những khó khăn khi đầu tư khai thác khoáng sản tại Việt Nam
Một trong những khó khăn khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư khai thác khoáng sản tại Việt Nam là mức thuế tài nguyên tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới.
Thuế tài nguyên được hiểu là loại thuế gián thu, đánh vào hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, (là tài sản của quốc gia) của các tổ chức, cá nhân khai thác, nhằm khuyến khích việc khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả.
Giải pháp của Việt Nam giúp tháo gỡ những khó khăn cho các nhà đầu tư kinh doanh khoáng sản
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành nghiên cứu sửa đổi Luật Khoáng sản, xây dựng quy hoạch khoáng sản. Điều này sẽ giải quyết phần nào những bất cập, khó khăn cho nhà đầu tư.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông tại Việt Nam cũng đang dần cải thiện, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư khai thác khoáng sản. Vì các mỏ khoáng sản hầu hết là phân bổ ở vùng miền núi, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.
Thủ tục đầu tư khai thác khoáng sản tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư khai thác khoáng sản tại Việt Nam có thể đầu tư theo các hình thức:
- Thành lập tổ chức kinh tế;
- Mua cổ phần, mua phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam;
- Đầu tư theo hình thức liên doanh;
- Đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Bài viết này sẽ chia sẻ về 02 hình thức đầu tư phổ biến: thành lập tổ chức kinh tế và Mua cổ phần/phần vốn góp trong tổ chức kinh tế tại Việt Nam.
Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Bước 1: Xin dự án đầu tư khai thác khoáng sản: Nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở kế hoạch đầu tư thành phố nơi có dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp thực hiện dự án khai thác khoáng sản: Nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở;
Bước 3: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Đây là điều kiện rất quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam.
- Để được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, nhà đầu tư cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau theo khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản:
– Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
- Hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản:
- a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
- b) Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;
- c) Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- d) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
đ) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;
- e) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- g) Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá;
- h) Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 của Luật này.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thời gian: 90 ngày.
Hình thức đầu tư mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam đã có chức năng khai thác khoáng sản
Bước 1: Xin chấp thuận đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần: Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần tại Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở kế hoạch đầu tư thành phố nơi có dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
Bước 2: Thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp: cổ đông, thành viên tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở;
Dịch vụ tư vấn cấp phép khai thác khoáng sản của công ty luật Siglaw
Khi sử dụng dịch vụ tư vấn cấp phép khai thác khoáng sản tại Việt Nam của Siglaw quý khách hàng sẽ được hỗ trợ chi tiết các vấn đề sau:
- Miễn phí tư vấn về hợp đồng, quy định về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật khai thác khoáng sản ở Việt Nam.
- Miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài, cư trú của của người nước ngoài theo đúng quy định pháp luật Việt Nam.
- Ưu đãi tư vấn thường xuyên và giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… tại thời điểm tư vấn của dự án đầu tư FDI tại Việt Nam.
- … Và nhiều giá trị gia tăng khác vượt trên sự kỳ vọng của khách hàng!
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Siglaw Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw