Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam

Hoạt động đầu tư tại Hà Nam cũng là nội dung hấp dẫn người đầu tư, cũng vì vị trí của Hà Nam rất gần với Hà Nội, tạo thuận tiện cho các nhà đầu tư khi không thể đầu tư tại Hà Nội thì vẫn có cơ hội tại Hà Nam. Ngoài ra, một vấn đề khác cho nhà đầu tư là khi đã được có Giấy chứng nhận đầu tư, mà muốn thay đổi thông tin trên giấy thì có được không, cần làm những gì. Bài viết dưới đây của Siglaw có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam. 

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam được hiểu như thế nào?

Đây là hoạt động rất phổ biến trong những hoạt động liên quan tới đầu tư của nhà đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Hà Nam.

Việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam là quá trình mà người yêu cầu điều chỉnh GCNĐT (hay chủ dự án tại Hà Nam) đi nộp các hồ sơ được yêu cầu để được thay đổi một số nội dung trên giấy đăng ký đầu tư theo nguyện vọng của họ và được cơ quan có thẩm quyền duyệt, cho phép và điều chỉnh. 

Tại sao nên đầu tư tại Hà Nam? Ưu đãi mà Hà Nam dành cho nhà đầu tư là gì?

Lý do mà nhà đầu tư nên đầu tư tại Hà Nam là bởi những ưu điểm về vị trí địa lý và ưu đãi mà Hà Nam dành cho các dự án đầu tư tại đây.

Ưu điểm về vị trí địa lý của tỉnh Hà Nam đối với các dự án đầu tư

Cách thủ đô Nội hơn 50 km, tỉnh Nam chính là phần quan trọng về phía Nam của thủ đô. Phía Bắc của tỉnh Hà Nam giáp Tây, phía Đông giáp Hưng Yên Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định Ninh Bình, phía Tây giáp Hòa Bình. Điều này tạo thuận tiện đáng kể cho sự phát triển kinh tế hội của Hà Nam khi tỉnh rất gần với thủ đô, nơi có dân cư thu nhập cao trong cả nước, sẵn sàng chi trả cho những mặt hàng xứng đáng. Vậy sự đầu tư tại Hà Nam giúp rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa được sản xuất từ nhà máy của các nhà đầu tư, từ đó tiết kiệm chi phí và thu lợi nhuận cao.   

Không chỉ vậy Tỉnh nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc Nam, với các tuyến giao thông chính như Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam với tổng chiều dài khoảng 50 km, Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B. Hơn 4.000 km đường bộ gồm quốc lộ, tỉnh lộ, quận, huyện, thị xã, thành phố, liên được nhựa hóa hoặc tông hóa, hơn 200 km đường thủy luồng thuận lợi với 42 cây cầu, đường bộ được xây dựng. Vì thế, điều kiện đi lại giao thông rất thuận lợi, hạn chế được tối đa khả năng xảy ra các trường hợp gây ảnh hưởng tới việc vận chuyển của nhà đầu tư. 

Ưu đãi của tỉnh Hà Nam dành cho các nhà đầu tư

Hà Nam có rất nhiều ưu đãi về tiền thuê địa điểm đầu tư, thuế doanh nghiệp, tiếp cận các tổ chức tín dụng hỗ trợ vay vốn, các thủ tục được bảo đảm và đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi phù hợp với các nhà đầu tư, phương án sản xuất và các nhà đầu tư phụ, tỉnh Hà Nam cũng có thể cung cấp đủ lực lượng lao động có chất lượng cho nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà nước không ngừng nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong thương mại. 

Ví dụ như tỉnh có ban hành quy chế ưu đãi đầu tư vào Khu đại học Nam Cao (Hà Nam) như sau: 

  • Miễn toàn bộ tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê đối với: Đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên, chuyên gia, cán bộ, giảng viên thuê khi học tập, làm việc tại Khu Đại học; Đất xây dựng công trình thuộc cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực Giáo dục/dạy nghề/y tế/văn hóa/môi trường/thể thao/giám định tư pháp;.v.v.
  • Chỉ đánh thuế 10% thuế thu nhập doanh nghiệp trong suốt thời gian hoạt động dự án có lĩnh vực về GD-ĐT, y tế, dạy nghề, văn hóa, môi trường, thể thao, giám định tư pháp.
  • Chỉ đánh thuế 10% thuế thu nhập doanh nghiệp với dự án nhà ở xã hội chỉ cho thuê trong khuôn viên Đại học.
  • Và rất nhiều ưu đãi khác. 

Chủ trương của tỉnh cũng nêu khá rõ rằng tỉnh cũng sẽ ưu tiên doanh nghiệp tới từ các quốc gia phát triển nhằm thúc đẩy phát triển của Việt Nam như: Nhật Bản, các quốc gia Châu Âu, Hàn Quốc,..cũng như đặt vấn đề môi trường lên cao, ưu tiên hơn cho các công ty có công nghệ thân thiện môi trường. Cùng với đó là các hoạt động xúc tiến đầu tư Hà Nam-Hàn Quốc, Nhật Bản-Hà Nam,.. và luôn có sẵn những mặt bằng cho nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI khi họ có nhu cầu với hạ tầng đồng bộ. 

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam
Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam

Điều kiện để điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam

Luật đầu tư 2020 quy định rất rõ các điều kiện để hoàn thiện thủ tục điều chỉnh, sửa đổi giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam, cụ thể:

  • Dự án đó đã có Giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam. Mặt khác, nếu đó là dự án phải xin chấp thuận Chủ trương đầu tư (CTĐT) ở Hà Nam thì phải có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư từ Quốc Hội, Chính phủ, UBND Tỉnh trước, sau đó xin Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT)
  • Thêm vào đó, riêng với những dự án phải xin chấp thuận CTĐT và đã được chấp thuận CTĐT tại Hà Nam mà muốn thay đổi hoặc được yêu cầu thay đổi nội dung của GCN dự án đầu tư đó thì phải làm thêm một bước nữa là xin chấp thuận việc điều chỉnh CTĐT trong trường hợp:
  • Sửa mục đích đã ghi trong giấy chấp thuận CTĐT; Bổ sung mục đích mà thuộc diện chấp thuận CTĐT
  • Sửa quy mô diện tích đất được dùng trên 10% hoặc trên 30 héc-ta, chuyển nơi đầu tư;
  • Sửa tổng vốn đầu tư trên 20% mà khiến quy mô dự án bị thay đổi;
  • Kéo dài tổng thời gian thực hiện dự án đầu tư vượt quá 12 tháng so với thời gian dự kiến ban đầu trong GCNĐT; 
  • Sửa thời hạn hoạt động dự án;
  • Sửa công nghệ đã được côn nhận trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Sửa chủ đầu tư dự án đầu tư của dự án (trong đó dự án là loại đã được đồng ý CTĐT và đồng ý nhà đầu tư) trước khi dự án bắt đầu hoặc thay đổi điều kiện nhà đầu tư.
  • Đặc biệt lưu ý là những dự án đầu tư được chấp thuận CTĐT, chủ đầu tư không được phép sửa thời gian thực hiện dự án quá 02 năm so với thời hạn được chứng nhận trong GCNĐT, trừ khi nằm trong các trường hợp:
  • Xử lý hậu quả bất khả kháng theo nội dung tron BLDS và Luật Đất đai.
  • Sửa thời gian thực hiện các dự án đầu tư vì Nhà nước chậm trễ trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho nhà đầu tư.
  • Sửa thời gian thực hiện dự án đầu tư theo như cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan nhà nước, mà có sự chậm trễ trong thủ tục hành chính, yêu cầu;
  • CQCTQ thay đổi quy hoạch nên phải sửa dự án
  • Sửa mục đích đã được nêu ra trong giấy Chấp thuận CTĐT; Bổ sung mục đích nằm trong diện chấp thuận CTĐT.
  • Trường hợp tăng tổng vốn đầu tư trên 20% và thay đổi dự án đầu tư.
  • Nội dung muốn điều chỉnh phải là thông tin được ghi trên GCNĐT
  • Có các hồ sơ để minh chứng cho các nội dung điều chỉnh là hợp pháp, có thật trên thực tế. Ví dụ: điều chỉnh người đầu tư, thì phải cung cấp hộ chiếu của người đầu tư (cá nhân) hay GCNDDKKD (tổ chức). 
  • Chuẩn bị đủ, đúng hồ sơ theo quy định khi yêu cầu điều chỉnh GCNĐT.

Lưu ý khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam

Nguyên nhân phải điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam là gì?

Theo điều 41 Luật đầu tư 2020, chủ đầu tư được trao quyền thay đổi, điều chỉnh mục tiêu dự án; có quyền chuyển nhượng 01 phần hay toàn phần dự án; sáp nhập, chia tách dự án; dùng chính quyền sử dụng đất, tài sản trên đất (nhà ở, chung cư, cây lâu năm,..) làm vốn góp vào công ty, hợp tác kinh doanh và có các quyền khác phù hợp theo luật định.

 Vậy lý do nhà đầu tư cần điều chỉnh GCNĐT tại Hà Nam là khi họ có nhu cầu, hoặc được yêu cầu thay đổi nội dung liên quan đến dự án đầu tư tại Hà Nam và sẽ chỉ được điều chỉnh các nội dung được chứng nhận, nêu ra trong GCNĐT tại Hà Nam.

Khi nào được điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam?

Tại Điều 40 Luật đầu tư 2020, chủ đầu tư được điều chỉnh GCNĐT tại Hà Nam chỉ trong trường hợp thay đổi, sửa, điều chỉnh các nội dung được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Tên dự án đầu tư tại Hà Nam. 
  • Mã số dự án đầu tư tại Hà Nam. 
  • Thông tin về nhà đầu tư tại Hà Nam (tên,ngày/tháng/năm sinh, chức vụ,…). 
  • Địa điểm của dự án, diện tích sử dụng đất tại Hà Nam. 
  • Mục đích, phạm vi dự án đầu tư tại Hà Nam. 
  • Vốn đầu tư cho dự án đầu tư (bao gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động) ở Hà Nam. 
  • Tổng thời gian dự án đầu tư được hoạt động tại Hà Nam  
  • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư ở Hà Nam, bao gồm:
  • Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
  • Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư. Lưu ý, nếu dự án được chia thành từng giai đoạn cụ thể khác nhau, thì phải ghi rõ tiến độ của từng giai đoạn. Xem thêm: Điều kiện, thủ tục điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư

Những nội dung không có ở trong GCNĐT mà lại được thay đổi thì không cần thay đổi GCNĐT mà chỉ cần tiến hành dự án đầu tư tại Hà Nam theo nội dung thay đổi đó.

Hồ sơ và thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam không có việc góp vốn, mua cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài mới.  

Bước 1: Xin chấp thuận thay đổi nội dung GCNĐT. Nếu dự án thuộc trường hợp phải xin chấp thuận về việc điều chỉnh CTĐT thì mới được nộp hồ sơ xin điều chỉnh GCNĐT thì các bên phải làm thủ tục này trước khi nộp hồ sơ điều chỉnh GCNĐT.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tuyến. Kê khai thông tin của dự án tại Hà Nam trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. 

Hồ sơ: Giấy xin điều chỉnh nội dung GCNĐT; và các tài liệu có liên quan đến dự án, đến nhà đầu tư

Nơi nộp: Cổng thông tin quốc gia về đầu tư (Bộ kế hoạch và đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài) tại địa chỉ https://fdi.gov.vn/ 

Bước 3: Nộp hồ sơ trực tiếp. Trong vòng 15 ngày từ ngày hoàn thành việc kê khai trực tuyến, người nộp nộp hồ sơ điều chỉnh GCNĐT cho cơ quan đăng ký đầu tư tại Hà Nam . 

Nơi nộp:

  • Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nam: số 15 đường Trần Phú, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Số liên hệ: 0351.852701. Fax: 0351.852701
  • Hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tại Hà Nam: Số 209 đường Lê Hoàn, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Số liên hệ: 02263.850569.

Bước 4: Nhận tài khoản trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài nhằm theo dõi được tiến trình của hồ sơ.

Bước 5: Nhận kết quả trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Thời hạn trả kết quả Điều chỉnh GCNĐT đó là:

  • 03 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (đối với các dự án không thuộc dự án phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư).
  • 10 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (đối với các dự án nằm trong nhóm dự án phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư).

Bước 6: Thay đổi GCNĐT và Đăng công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. 

LƯU Ý: Nếu hoạt động điều chỉnh GCNĐT làm thay đổi thông tin có liên quan trong GCNĐKDN thì nhà đầu tư cần làm thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020. 

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam có việc góp vốn, mua cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài mới.

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Cơ quan đăng ký đầu tư.

Hồ sơ: 

  • Giấy đăng ký góp vốn, mua cổ phần, hay phần vốn góp
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân (CCCD/CMND/ hộ chiếu) hoặc giấy tờ pháp lý của công ty (Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương). Tất cả đều là bản sao và được công chứng.

Nơi nộp: 

  • Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nam: số 15 đường Trần Phú, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Số liên hệ: 0351.852701. Fax: 0351.852701
  • Hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tại Hà Nam: Số 209 đường Lê Hoàn, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Số liên hệ: 02263.850569.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. 

Nơi nộp: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Địa chỉ cụ thể:

  • Số 15 đường Trần Phú, P. Quang Trung, TP. Hà Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Nam
  • Số liên hệ của Phòng đăng ký kinh doanh (Sở KHĐT) tỉnh Hà Nam: 0226.3857381 và email: [email protected]

Bước 3: Thực hiện thủ tục điều chỉnh GCNĐT như ở mục 6.1.

Bước 4: Nếu nhà đầu tư bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải thực hiện thêm thủ tục thay đổi GCNĐKDN tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Xin cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật chuyên ngành có quy định. 

Trên đây là tư vấn của Công ty luật Siglaw về việc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam của Việt Nam. Để được tư vấn về cách điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nam miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ: 

Công ty Luật Siglaw Trụ sở chính: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 

Hotline: 0961 366 238 Email: [email protected] 

Chi nhánh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

5/5 - (4 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238