Các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam có vốn “khủng” kể từ năm 2020 tới nay

Ảnh hưởng của Covid-19 đã tác động phần nào tới việc dòng vốn đổ vào các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có những dự án có số vốn lên tới hàng tỷ USD ở các ngành chế biến chế tạo, năng lượng, bán buôn và bán lẻ,…

Các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam có vốn “khủng” kể từ năm 2020 tới nay
Các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam có vốn “khủng” kể từ năm 2020 tới nay

Các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam năm 2020 với số vốn lớn

Trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kết quả thực hiện FDI của Việt Nam được các nhà nghiên cứu đánh giá là tốt hơn nhiều so với các quốc gia khác. Đặc biệt, Việt Nam đã đón nhận 5 dự án lớn trong năm 2020.

Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu

Đây được đánh giá là dự án đầu tư FDI lớn nhất trong năm. Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore) với vốn đầu tư đăng ký đạt 4 tỷ USD, với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG.

Chỉ riêng dự án cấp mới này, tỉnh Bạc Liêu đã liên tục dẫn đầu cả nước về FDI từ đầu năm và vượt xa TP Hồ Chí Minh. LNG Bạc Liêu cũng là dự án giúp cho Singapore liên tục là nhà đầu tư dẫn đầu về tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, với số tiền lên tới 6,77 tỷ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư.

Tại thời điểm đó, Công ty Delta Offshore Energy đã trình các hồ sơ pháp lý theo quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến dự án đầu tư FDI LNG Bạc Liêu. Các cuộc đàm phán chính thức với EVN về hợp đồng mua bán điện (PPA) thời hạn 25 năm đã chính thức diễn ra vào tháng 10/2020.

Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (Long Sơn Petrochemicals – LSP)

Đây là là dự án đầu tư fdi tại Việt Nam lớn thứ hai năm 2020 do Tập đoàn SCG của Thái Lan liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVN đầu tư triển khai tại Bà Rịa-Vũng Tàu, với số vốn điều chỉnh tăng 1,386 tỷ USD.

LSP là tổ hợp hoá dầu được tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam. Công suất sản phẩm olefin lên tới 1,6 triệu tấn/năm, sản xuất đa dạng các sản phẩm hóa dầu gồm những sản phẩm là nguyên liệu cần thiết cho ngành nhựa như polyetylen, polypropylen và các sản phẩm khác, công suất hơn 2 triệu tấn/năm.

Khu trung tâm đô thị Tây hồ Tây – Starlake Tây Hồ Tây

Dự án đầu tư fdi tại Việt Nam vào Khu đô thị Tây Hồ Tây (Starlake Tây Hồ Tây) do Công ty TNHH Phát triển T.H.T làm chủ đầu tư. Năm 2020, dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 774 triệu USD, cho tới nay tổng số vốn đạt hơn 1,3 tỷ USD. Hiện Daewoo Engineer & Construction là đơn vị nắm giữ 100% vốn của công ty T.H.T và cũng là dự án chung cư đầu tiên tại Hà Nội do Daewoo làm chủ đầu tư.

Starlake Tây Hồ Tây được quy hoạch trên khu đất có diện tích 186,3 ha thuộc khu vực hành chính các phường Xuân La (quận Tây Hồ), phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh và phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Ở thời điểm mở bán, mỗi loại hình căn hộ tại đây được bán mức giá khác nhau. Đơn cử, mức giá cho căn hộ chung cư là từ 52 – 75 triệu đồng/m2, shophouse khoảng 120 triệu đồng/m2, biệt thự liền kề từ 120 – 125 triệu đồng/m2 (tùy vị trí). 

Khu đô thị này cũng là nơi Samsung Việt Nam đặt trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lớn nhất của công ty tại Đông Nam Á với tổng diện tích mặt sàn gần 80.000 m2 và tổng vốn đầu tư 220 triệu USD.

Dự án đầu tư fdi tại Việt Nam vào Khu đô thị Tây hồ Tây
Dự án đầu tư fdi tại Việt Nam vào Khu đô thị Tây hồ Tây

Dự án Pegatron Việt Nam

Dự án đầu tư FDI Pegatron Việt Nam là dự án lớn thứ tư trong năm với tổng vốn đầu tư 481 triệu USD. Mục tiêu chính của dự án này là sản xuất thiết bị chơi game, bộ điều khiển game, loa thông minh, phụ kiện điện thoại; các loại máy tính tại Hải Phòng. Pegatron là tập đoàn của Đài Loan và là đối tác của nhiều tập đoàn lớn như Microsoft, Apple hay Sony…

Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu

Dự án đầu tư FDI Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu do chủ đầu tư Trung Quốc Jinyu Tire đầu tư tại Tây Ninh với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD. Mục tiêu của dự án này nhằm sản xuất lốp xe toàn thép TBR. Nhà máy sản xuất lốp xe nói trên của Jinyu Tire được quyết định đầu tư tại Việt Nam với công suất dự kiến đạt 2 triệu sản phẩm mỗi năm.

Các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD năm 2021

Theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, vốn thực hiện của các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam trong năm 2021 đạt 19,7 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ so với năm trước. Tuy vậy, các dự án FDI trên 1 tỷ USD vẫn được thực hiện trong năm này.

Đơn cử như Dự án điện khí (LNG) Long An 1, 2 với tổng vốn đầu tư 3,13 tỷ USD do VinaCapital và GS Energy (một tập đoàn năng lượng của Hàn Quốc) đồng thời là chủ đầu tư. 

Nhà máy điện LNG Long An I và Long An II là một trong những dự án đầu tư FDI nguồn điện lớn nhất của tỉnh Long An nói chung và của cả miền Nam Việt Nam nói riêng. Nhà máy thành lập với mục đích chuyển hóa điện khí từ khí hóa lỏng (LNG) với công suất 3.000 MW. Để hỗ trợ cho dự án này, VinaCapital hợp tác với General Electric (GE) để cung ứng các tua bin khí và các thiết bị, dịch vụ liên quan. 

Dự án đầu tư FDI này được kỳ vọng mang lại một giải pháp hứa hẹn cho tình trạng thiếu điện của khu vực, đồng thời là giải quyết mối lo ngại về ô nhiễm môi trường. Dự kiến, nhà máy có khả năng đáp ứng khoảng 8% nhu cầu năng lượng của quốc gia khi đi vào vận hành.

Thứ hai là Dự án mở rộng nhà máy LG tại Hải Phòng do Công ty LG Display Việt Nam Hải Phòng làm chủ đầu tư. Theo đó, vào cuối tháng 8/2021, LG Display Việt Nam Hải Phòng đã đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 1,4 tỷ USD để tăng sản lượng màn hình OLED nhựa từ 9,6 – 10,1 triệu sản phẩm/tháng lên 13- 14 triệu sản phẩm/tháng. 

Với lần tăng vốn này, Dự án mở rộng nhà máy LG tại Hải Phòng đã có tổng số vốn đăng ký đầu tư lên 2,2 tỷ USD. Đây cũng là dự án đầu tư FDI lớn nhất tại địa phương này.

Cuối cùng là Dự án nhiệt điện Ô Môn II với tổng vốn đăng ký 1,3 tỷ USD tại Cần Thơ. Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 22/1/2021, với liên danh Marubeni Corporation và Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (WTO) làm chủ đầu tư.

Dự kiến khi đi vào hoạt động, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II sẽ sản xuất bình quân 6,3 tỷ kWh điện mỗi năm, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành sẽ tuyển dụng khoảng 250 lao động.

Dự án đầu tư FDI vào nhà máy nhiệt điện Ô Môn II
Dự án đầu tư FDI vào nhà máy nhiệt điện Ô Môn II

Các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam năm 2022 với điểm sáng là đầu tư xanh và các thương vụ M&A lớn

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2022 nổi bật các dự án đầu tư FDI xanh, FDI chuyển đổi số, cùng nhiều dự án mua bán sáp nhập (M&A) với số vốn lớn.

Một số dự án FDI xanh

Với tổng số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) đã khởi công xây dựng nhà máy tại KCN Việt Nam – Singapore III (VSIP III) tọa lạc tại TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Trên diện tích 44 hecta, nhà máy được trang bị các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà và một trang trại điện mặt trời tại khu đất của dự án. Đồng thời, nhà máy cũng được lắp đặt các máy móc, thiết bị tiết kiệm năng lượng hiện đại nhất, đáp ứng tiêu chuẩn tiêu thụ điện tối thiểu của LEED Gold – Chứng chỉ toàn cầu về công trình xanh. 

Đây là dự án đầu tư FDI đầu tiên có quy mô lớn của Tập đoàn LEGO đầu tư tại Việt Nam. Dự kiến, nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024, góp phần tạo ra 4.000 việc làm trong vòng 15 năm tới.

Cũng trong năm 2022, Công ty Pandora (Đan Mạch) chuyên sản xuất đồ trang sức, đã quyết định đầu tư 100 triệu USD tại Bình Dương để tạo ra 60 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm. Dự án này công ty sử dụng năng lượng tái tạo theo tiêu chuẩn LEED và có thể cung cấp việc làm cho 6.000 nhân sự.

Các dự án FDI chuyển đổi số

Năm 2022, Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (SHT) thu hút rất nhiều tập đoàn công nghệ cao của thế giới như Intel, Samsung, Nidec, Jabil, Sonion…với 51 dự án đầu tư FDI, vốn đầu tư trên 10,000 tỷ USD.

Trước sự bùng nổ của ngành ô tô điện và khan hiếm linh kiện điện tử. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tâm điểm của ngành công nghiệp bán dẫn khi Tập đoàn Samsung tuyên bố kế hoạch sản xuất linh kiện bán dẫn với số vốn đầu tư 920 triệu USD. Tiếp theo đó, nhiều công ty bán dẫn lớn như USI Electronics của Đài Loan (Trung Quốc), Renesas Electronics của Nhật Bản cũng đã quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Trước cuộc chạy đua gay gắt về công nghệ bán dẫn giữa Trung Quốc và Mỹ, tập đoàn chip khổng lồ Synopsys của Mỹ đã mở rộng hoạt động tại Việt Nam thông qua việc chuyển vốn đầu tư và đào tạo kỹ sư sang Việt Nam để tái cân bằng hoạt động.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đón nhận nguồn vốn đầu tư lớn từ các công ty, tập đoàn khác như: Intel khởi công xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất tập đoàn với vốn đầu tư 1,5 tỷ USD; Công ty Onaga của Nhật Bản xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện máy bay tại Khu công nghiệp Hansip đồng thời ký kết hợp đồng, thỏa thuận hợp tác tư vấn hỗ trợ, chuyển giao công nghệ với các nhóm nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, máy bay, tàu biển, tàu Shinkansen, ô tô, đưa vào sản xuất đợt 1 năm 2023; Ngân hàng Kasikorn (KBank) của Thái Lan có kế hoạch mở rộng tại thị trường Việt Nam với khoản đầu tư tới hơn 75 triệu USD, hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng kỹ thuật số hàng đầu khu vực, tổng vốn giải ngân hơn 500 triệu USD và xây dựng mạng lưới khách hàng cá nhân 1,2 triệu người vào năm 2023.

Thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A)

Một trong những thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp lớn năm 2022 là thương vụ mua lại một phần Tiki của Tập đoàn Shinhan Financial Group Hàn Quốc. Sau khi trở thành cổ đông lớn thứ ba của Tiki, Shinhan Financial Group đã giúp Tiki đẩy nhanh kế hoạch IPO tại Mỹ so với dự định, thông qua hình thức SPAC (công ty mua lại có mục đích đặc biệt). Nếu sự kiện IPO diễn ra suôn sẻ, Tiki có thể mở đường cho dòng vốn FDI dịch chuyển vào lĩnh vực công nghệ giàu tiềm năng của Việt Nam. 

Thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Tiki của Tập đoàn Shinhan Financial Group Hàn Quốc
Thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Tiki của Tập đoàn Shinhan Financial Group Hàn Quốc

Cùng thời điểm đó, Công ty Giao hàng Tiết kiệm cũng đang nhắm đến đợt IPO trong nước dự kiến diễn ra vào cuối năm 2022, đầu năm 2023 để huy động vốn và tạo động lực cạnh tranh trong lĩnh vực logistics, với mức định giá lên tới 1 tỷ USD.

Các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam trong quý I/2023 thu hút nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ

Cục Đầu tư nước ngoài nhận xét về tình hình thu hút dự án đầu tư FDI của Việt Nam trong quý I/2023 rằng cơ cấu vốn nước ngoài theo cách thức đầu tư vốn có sự thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, tỷ trọng vốn đầu tư mới trên tổng vốn đăng ký tăng lên (chiếm hơn 55,5% so với 36% cùng kỳ năm 2022). Trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư điều chỉnh giảm đi (chiếm 22,2% so với 45,6% trong cùng kỳ). Tỷ trọng góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng nhẹ từ 18,3% trong 3 tháng năm 2022 lên 22,3% trong 3 tháng năm 2023.

Vốn đầu tư mới không còn duy trì được mức tăng mạnh như trong 2 tháng đầu năm, tuy nhiên, số dự án đầu tư FDI mới tiếp tục tăng so với cùng kỳ và tăng mạnh so với 2 tháng đầu năm. Các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 1 triệu USD chiếm tới gần 70% số dự án mới, song tổng vốn đầu tư chỉ chiếm gần 2,2% tổng vốn đầu tư đăng ký mới trong 3 tháng.

Cục Đầu tư nước ngoài nhận định rằng dữ kiện trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ đang tỏ ra tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam khi quyết định đầu tư mới. Mặt khác, các tập đoàn lớn lại tỏ ra cẩn trọng, xem xét kỹ lưỡng trong việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư FDI mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài như Bắc Giang, Đồng Nai, Bắc Ninh, TP.HCM, Hải Phòng…Các tỉnh thành này có những điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tác đầu tư,… 

Thống kê của cho thấy, đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu 2023. Trong đó, các nhà đầu tư đến từ Châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn như Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 1,69 tỷ USD (chiếm gần 31% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam), giảm 26,3% so với cùng kỳ 2022; Trung Quốc đứng ở vị trí tiếp theo với tổng vốn gần 552 triệu USD (chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư) giảm 38,3% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Hà Lan,…

Như vậy, trên đây là tất cả thông tin liên quan đến các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam có vốn lớn lên tới hàng tỷ USD trong thời gian gần đây. Để đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị rất kỹ lưỡng về giấy tờ, thủ tục và phải hiểu rõ các bước hoàn thiện quy trình. Tại Công ty Luật Siglaw, đội ngũ luật sư của chúng tôi cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ tận tâm, gồm:

  • Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu, thông tin cần thiết để soạn hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Giải đáp, tư vấn quy định pháp luật liên quan đến xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
  • Tư vấn lợi thế, ưu đãi pháp lý, thuế tối ưu nhất phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
  • Hướng dẫn tư vấn hồ sơ và dịch tài liệu nước ngoài.
  • Hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục.
  • Tư vấn điều kiện và giấy phép con cần thiết để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.
  • Tư vấn các công việc và thủ tục cần thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện về dự án đầu tư FDI tại Việt Nam, Quý khách liên hệ Công ty Luật Siglaw

Trụ sở chính: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Hotline: 0961 366 238

Email: [email protected]

Chi nhánh: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

5/5 - (5 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238