Hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn Nhật Bản tại Thanh Hóa gồm những gì? Dưới đây mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu cách thành lập công ty bằng vốn Nhật Bản ở Thanh Hóa cùng các lý do mà NĐT Nhật đã và đang đầu tư ở đây.
Tình hình đầu tư ở tỉnh Thanh Hoá
Tỉnh Thanh Hoá nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam và có một vị trí địa lý độc đáo. Tỉnh Thanh Hoá nằm giáp biển Đông với đường bờ biển dài 102 km. Thanh Hoá nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 150km về phía Nam và là một trung tâm giao thông quan trọng trong khu vực Bắc Trung Bộ và cách cảng biển quốc tế Nghi Sơn không xa.
Về kinh tế, kinh tế Thanh Hoá đang phát triển nhanh chóng với sự đầu tư vào các lĩnh vực như công nghiệp, năng lượng và du lịch. Tỉnh Thanh Hoá đã thu hút nhiều dự án đầu tư quy mô lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản. Theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà đầu tư đến từ xứ sở mặt trời mọc đang là quốc gia có tổng vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh Thanh Hoá cao nhất, với nhiều dự án tỉ đô như Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn, nhà máy xi măng Nghi Sơn.
Lý do các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá
Môi trường đầu tư ổn định
Thanh Hoá có một môi trường đầu tư ổn định và chính quyền địa phương nhiệt tình hỗ trợ các dự án đầu tư nước ngoài. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện dự án đầu tư một cách thuận lợi, suôn sẻ.
Vị trí địa lý chiến lược
Tỉnh Thanh Hoá nằm trên trục giao thông quan trọng của Việt Nam, có thể kết nối với các thị trường quốc tế thông qua đường biển, đường bộ hoặc đường hàng không. Điều này giúp tiết kiệm chi phí liên quan tới logistics và tối ưu hoá quá trình vận chuyển hàng hoá.
Đặc điểm tương đồng giữa người dân Thanh Hoá và người Nhật Bản
Tuy vị trí địa lý đem lại cho Thanh Hoá lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các tỉnh thành khác nhưng cũng mang lại khó khăn. Thanh Hoá tiếp giáp biển Đông – một vùng biển hay xuất hiện những cơn bão nhiệt đới, có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Hằng năm, Thanh Hoá có thể hứng chịu trung bình 10 cơn bão với nhiều cấp độ gây thiệt hại khác nhau. Tuy thường xuyên phải gánh chịu thiên tai là vậy nhưng người dân Thanh Hoá không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khắc phục thiệt hại sau mỗi đợt bão đi qua.
Tương tự vậy, Nhật Bản – quốc gia được bao quanh bởi đại dương – nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, địa chất không ổn định, do đó Nhật Bản cũng thường xuyên hứng chịu những thiên tai như động đất hay sóng thần. Trong quá khứ, nhiều lần cả thế giới nghĩ Nhật Bản sẽ sụp đổ sau thiên tai, thảm hoạ hay chiến tranh. Nhưng, những khó khăn đó đã rèn giũa người Nhật trở nên mạnh mẽ, đồng lòng đưa nước Nhật vượt qua khó khăn và vươn lên trở thành một thế lực kinh tế trên toàn thế giới.
Có thể nói, tỉnh Thanh Hoá và Nhật Bản tuy không có quá nhiều ưu đãi về tự nhiên, hằng năm phải gánh chịu nhiều thiên tai nhưng người dân hai khu vực này đều không ngừng phát triển trong khó khăn, đưa quê hương của mình phát triển.
Với những lý do như đã đề cập, không ngạc nhiên khi Nhật Bản là quốc gia có tổng số vốn đầu tư vào Thanh Hoá đứng đầu tỉnh thành này với những dự án giá trị lớn như: Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn với tổng số vốn đăng kí là 9 tỉ USD, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 với tổng số vốn đăng kí là 2,73 tỉ USD; Nhà máy Xi măng Nghi Sơn có tổng số vốn đăng kí 622 triệu USD. Và để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang có nhu cầu đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá. Sau đây, Siglaw xin giới thiệu hồ sơ, trình tự thủ tục để nhà đầu tư Nhật Bản thành lập doanh nghiệp – hình thức đầu tư phổ biến tại Thanh Hoá:
Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn Nhật Bản tại Thanh Hoá
Xin cấp Giấy Chứng nhận đăng kí đầu tư
Để có thể thành lập doanh nghiệp có vốn Nhật Bản ở Thanh Hóa thì NĐT phải nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ như sau:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân đối với nhà đầu tư là tổ chức (giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc tương đương) hoặc giấy tờ tuỳ thân hợp pháp đối với nhà đầu tư là cá nhân (hộ chiếu,…);
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao báo cáo tài chính 2 năm gần nhất đối với nhà đầu tư là tổ chức hoặc hồ sơ chứng minh năng lực tài chính đối với nhà đầu tư là cá nhân;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất nếu thực hiện dự án đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thoả thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
- Giải trình sử dụng công nghệ nếu như dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, nhà đầu tư nộp tới Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá tại địa chỉ số 45B Đại lộ Lê Lợ, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ và hợp lệ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài; trong trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá sẽ trả lời bằng văn bản và đưa ra lý do từ chối.
Xin cấp Giấy Chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhà đầu tư Nhật Bản phải nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị đăng kí doanh nghiệp;
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên hoặc danh sách thành viên hợp danh;
- Bản sao có công chứng giấy tờ tuỳ thân của nhà đầu tư cá nhân hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp của thành viên là tổ chức và bản sao công chứng giấy tờ tuỳ thân còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.
- Giấy uỷ quyền cho cá nhân/tổ chức thực hiện thủ tục;
- Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu như trên, công ty Nhật Bản sẽ đem tới nộp tại Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Thanh Hoá. Sau 3 – 6 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch – Đầu tư sẽ cấp Giấy Chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc ra văn bản từ chối kèm lý do.
Công bố thông tin doanh nghiệp
Sau khi có giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, công ty có vốn Nhật Bản phải công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.
Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Sau khi công bố thông tin doanh nghiệp, công ty có vốn Nhật Bản phải khắc dấu theo mẫu đã được duyệt và công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp trước khi sử dụng.
Tỉnh Thanh Hoá đặc biệt thu hút nhiều vốn FDI đến từ Nhật Bản nhất Việt Nam do sự kết hợp giữa vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động, sự tương đồng về tính cách con người và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Qua đó, có thể thấy được tiềm năng phát triển, môi trường đầu tư nước ngoài của Hà Tĩnh được các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá rất cao. Các doanh nghiệp vốn đầu tư Nhật Bản cần phải nắm rõ pháp luật Việt Nam nói chung và các chính sách thúc đẩy kinh tế của Thanh Hoá nói riêng để tạo được thuận lợi khi thực hiện đầu tư vào đây.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi để thành lập công ty vốn Nhật Bản tại Thanh Hoá. Nếu như có bất kì thắc mắc nào. Nếu như có thắc mắc liên quan đến việc thành lập công ty vốn Nhật Bản tại Thanh Hoá, xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết nhất!
Chi tiết xin liên hệ:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw