Giải pháp thu hút vốn FDI

Việt Nam đã có hành trình thu hút vốn FDI (Foreign Direct Investment – nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) hơn ba thập kỷ với nhiều thành công nhất định. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới và xu thế hội nhập kinh tế mới, Việt Nam cũng cần xây dựng cho mình một hệ thống các giải pháp để thu hút thêm nguồn vốn FDI. Trong bài viết này, hãy cùng Siglaw tìm hiểu về các giải pháp thu hút vốn FDI nhé.

Thực trạng vấn đề thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong những năm gần đây

Vốn FDI là một nguồn vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốc gia tiếp cận nhằm thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư với quốc gia đó, đồng thời, mở rộng thị trường của các tổ chức và doanh nghiệp đa quốc gia.

Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đầu tư, việc thu hút vốn FDI còn mang đến nhiều lợi ích cho quốc gia nhận đầu tư như: tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế quốc gia hội nhập với nên kinh tế toàn cầu, tiếp nhận kỹ thuật, dây truyền công nghệ tiên tiến trên thế giới, đồng thời không để lại các gánh nặng về nợ cho Chính phủ quốc gia tiếp nhận như một số hình thức đầu tư nước ngoài khác.

Trong tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước của Việt Nam, việc huy động FDI là một vấn đề quan trọng và đang được Chính phủ đẩy mạnh phát triển và đạt được những thành công nhất định.

Năm 2020, tại Việt Nam có hơn 33.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn FDI đăng ký là 384 tỷ USD. Trong tháng 8 năm 2021 trở đi, nước ta đã thu hút được gần 2,5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong năm 2022, vốn đầu tư đăng ký mới có dấu hiệu giảm sút nhưng bốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đã tăng mạnh so với cùng kỳ. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã đầu tư vào 18 ngành trên tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. 

Mặc dù đã có những thành công đáng kể và thấy được nhiều dấu hiệu phát triển khả quan trong tương lai, Chính phủ Việt Nam vẫn cần có những giải pháp để thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam.

Giải pháp thu hút vốn FDI hiện nay

Giải pháp thu hút vốn FDI

Chính phủ cùng với các doanh nghiệp cần nỗ lực không ngừng nghỉ để đưa ra những giải pháp phù hợp để thu hút nguồn vốn FDI. Cụ thể:

Hoàn thiện các chính sách về thu hút vốn FDI đồng thời thực hiện các cam kết hội nhập

Để thực hiện được giải pháp này, Chính phủ cần đưa ra các chính sách, quy định pháp luật nhằm hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn FDI. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các quy định ưu đãi đầu tư và một số quy định khác.

Đồng thời, các chính sách thu hút nên đi theo hướng tìm kiếm các dự án, đối tác phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững và tập trung thu hút dòng vốn FDI xanh để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện được đầy đủ các cam kết quốc tế. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm duy trì môi trường đầu tư kinh doanh ổn định và bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đầu tư vốn FDI.

Kiểm tra, thống kê về các vấn đề liên quan đất cho thuê để thực hiện dự án FDI

Việt Nam có lợi thế về đất đai để thu hút nguồn vốn FDI nhưng dường như chưa vận dụng được hết tiềm năng đó. Vì vậy, cần thống kê các diện tích đất chưa sử dụng và chỉ đạo các địa phương dành đủ đất cho các dự án lớn, cân đối giá thuê sao cho phù hợp với nhu cầu cầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cần đảm bảo việc cho thuê đất không ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân quanh vùng.

Quan tâm đến mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài

Để thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI một cách hiệu quả, ngoài việc cải thiện môi trường đầu tư, Chính phủ cần chú trọng đến các mong muốn của các nhà đầu tư về các khía cạnh pháp luật như: quyền lợi của các nhà đầu tư khi thực hiện FDI; sự nghiêm minh của chính sách pháp luật trong việc bảo vệ các quyền lợi đó; tính công khai, minh bạch của các thể chế, chính sách pháp luật; các hình thức ưu đãi đầu tư; thủ tục, quy trình phê duyệt dự án đầu tư,…

Đẩy mạnh tự động hóa

Theo nhận định của một số chuyên gia, nền công nghiệp thông minh với các dây truyền tự động hóa là xu hướng phát triển trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Tự động hóa mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả năng xuất cao cũng như củng cố khả năng cạnh tranh của mình. Vì vậy, để thu hút vốn FDI, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển các dây truyền tự động hóa.

Đưa ra các chính sách đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Xu hướng của FDI hiện nay ưu tiên đầu tư vào các ngành công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn và các ngành có nhiều giá trị gia tăng. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất cần thiết. Chính phủ cần đưa ra những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp trong việc đào tạo lại nguồn nhân lực để phù hợp với sự phát triển của khoa học – công nghệ hiện nay và tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao.

Theo đó, các doanh nghiệp nội địa cần lập ra một kế hoạch đào tạo chuyên sâu, giúp người lao động củng cố các kiến thức, kĩ năng nền tảng và đồng thời tiếp cận với các dây chuyền, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đồng thời, doanh nghiệp khuyến khích người lao động tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những hạn chế trong thực tế công việc, từ đó đưa ra các cải tiến kỹ thuật phù hợp.

Chủ động tiếp cận gửi lời mời đầu tư

Các doanh nghiệp phối hợp cùng nhau và phối hợp cùng các cơ quan, ban ngành của nhà nước để tiếp cận và lập ra một danh sách các doanh nghiệp đang quan tâm đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sau đó chủ động tiếp cận, gửi lời mời đầu tư tại Việt Nam.

Dịch vụ tư vấn đầu tư FDI tại Việt Nam của công ty luật Siglaw

Đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI vẫn là điểm sáng của nền kinh tế và được chú trọng phát triển trong tương lai mặc do những ảnh hưởng còn sót lại của đại dịch Covid 19 cùng sự suy thoái của nền kinh tế.

Để thực hiện đầu tư FDI, doanh nghiệp cần phải trải qua một quá trình dài từ khi tiếp cận thị trường đến khi hoàn thành toàn bộ dự án đầu tư FDI. Trong hành trình đầu tư lâu dài và khó khăn, công ty luật Siglaw sẵn sàng đứng sau hỗ trợ doanh nghiệp với sự tận tâm tuyệt đối.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (5 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238