Đầu tư gián tiếp nước ngoài là gì? Các hình thức FPI ở Việt Nam

Đầu tư gián tiếp nước ngoài hay đầu tư FPI gần giống như mua lại tài sản chính giữa các quốc gia với nhau nhằm kiểm soát lợi ích trong những công ty đa quốc gia. Dòng vốn FPI quốc tế có thể chuyển giao các loại tài sản như: tiền mặt, trái phiếu, cổ phiếu giữa các nước vì mục tiêu chính là lợi nhuận. Trong bài viết này Siglaw xin chia sẻ chi tiết các nội dung cơ bản về hình thức đầu tư FPI tại Việt Nam mời các bạn theo dõi:

Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI là gì?

Đầu tư gián tiếp nước ngoài tên tiếng anh là Foreign Portfolio Investment được viết tắt là FPI. Đầu tư gián tiếp nước ngoài FDI là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nhưng không trực tiếp nắm quyền quản lý, điều hành công ty hay doanh nghiệp mà điều hành thông qua một bên thứ ba sử dụng nguồn vốn trực tiếp của mình kiểm soát, thực hiện hoạt động đầu tư.

✅Dịch vụ Đầu tư FPI tại Việt Nam
✅Hỗ trợ Siglaw tư vấn tận tâm toàn quốc
✅Hotline Liên hệ 0961 366 238 để được báo giá chi tiết
✅Uy tín Luật sư kinh nghiệm giải quyết hồ sơ, thủ tục đầu tư nhanh chóng
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI

Đặc điểm đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI

Hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam hiện nay thông thường có 05 đặc điểm sau:

  1. Là khoản đầu tư thụ động của doanh nghiệp thông qua tài sản tài chính, điểm này khác với đầu tư trực tiếp FDI là khoản đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài để thu lợi nhuận thông qua các doanh nghiệp ở quốc gia tiếp nhận đầu tư.
  2. Vai trò của các nhà đầu tư trong trường hợp đầu tư FPI là vai trò thụ động trong công ty nước ngoài, không tham gia trực tiếp vào quản lý doanh nghiệp; khác đối với đầu tư FDI các nhà đầu tư tham gia với vai trò tích cực, trực tiếp quản lý doanh nghiệp đầu tư;
  3. Về thời gian đầu tư của FPI là ngắn hạn, trong khi của FDI là dài hạn;
  4. Các nhà đầu tư FPI đầu tư thông qua các tài sản tài chính; khác so với FDI, các nhà đầu tư thông qua tài sản tài chính hoặc phi tài chính: tài nguyên, bí quyết kỹ thuật, chứng khoán,…;
  5. Kết quả của FPI là các nhà đầu tư sẽ thực hiện chuyển giao vốn, và các nhà đầu tư có thể lưu chuyển tài chính dễ dàng vì tài sản đầu tư chỉ là tài sản tài chính; đối với đầu tư FDI sẽ là hoạt động chuyển giao tiền, công nghệ và các nguồn lực khác. 

Vai trò của hoạt động đầu tư FPI

Đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế bao gồm:

  1. Nguồn tài chính mà các doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư sẽ là nguồn lực hữu ích thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mà vẫn giữ được quyền điều hành trong sản xuất kinh doanh; Và các doanh nghiệp này vẫn có cơ hội tiếp cận về kỹ năng quản lý, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả kinh doanh trong quá trình thu hút các nguồn đầu tư.
  2. Cùng với FDI, nguồn vốn FPI có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, nhất là Việt Nam góp phần kích thích tiêu dùng, nâng cao thu nhập của người lao động, thông qua đó nâng cao mức sống của xã hội;
  3. Hoạt động đầu tư FPI giúp thị trường tài chính của Việt Nam được cải thiện tích cực, nhằm đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài; Các chuẩn mực quốc tế cũng được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế; thông qua đó năng lực quản lý của nhà nước cũng được nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
  4. Nguồn lực FPI giúp bù đắp những thiếu hụt về vốn cho các doanh nghiệp tư nhân, khi các nguồn vốn của ngân hàng trong nước chưa thể đáp ứng.

Các đối tượng đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể về các đối tượng được đầu tư FDI bao gồm:

  • Nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú;
  • Các cá nhân và tổ chức liên quan đến hoạt động đầu tư FPI tại Việt Nam;

Nguyên tắc khi thực hiện đầu tư FPI tại Việt Nam

  • Hoạt động đầu tư FPI phải được thực hiện bằng đồng VN;
  • Các giao dịch đầu tư phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại ngân hàng được phép;
  • Nhà đầu tư FPI phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Số tiền trên tài khoản vốn đầu tư của NĐT không được chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn và gửi tiết kiệm tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Các hình thức đầu tư FPI tại Việt Nam

  • Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp của NĐT NN không thuộc trường hợp pháp luật quy định; hoặc vào doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán;
  • Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; 
  • Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  • Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  • Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý khi đầu tư FDI ở Việt Nam

Tại Việt Nam nếu quý khách hàng có nhu cầu đầu tư gián tiếp nước ngoài thì cần lưu ý một số khó khăn trong quá trình này bao gồm:

  1. Đối với nguồn vốn tư nhân thì sẽ bị hạn chế khả năng hút vốn vì chủ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bị khống chế ở mức góp vốn tối đa.
  2. Chủ đầu tư không trực tiếp điều hành hoạt động sử dụng vốn nên 1 số lợi ích thu được thường thấp.
  3. Khó khăn trong việc tiếp thu công nghệ hiện đại và khó khăn về kinh nghiệm quản lí.
  4. Đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam sẽ phụ thuộc vào vốn của chủ đầu tư nước ngoài khi họ thay đổi đột ngột trong hành động đầu tư vì vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường vốn trong nước.
  5. Hiệu quả đầu tư FDI hoàn toàn phụ thuộc trình độ quản lí, tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp nhận đầu tư. Nếu trình độ quản lí của doanh nghiệp đó kém, có thể làm tăng gánh nặng nợ cho tương lai chủ đầu tư.

Trên đây là những vấn đề cơ bản về đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ, bạn đọc hãy liên hệ với công ty luật Siglaw để được hỗ trợ tư vấn một cách chi tiết nhất.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (5 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238