Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam về việc thu hút đầu tư nước ngoài

Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) vào Việt Nam đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng của chính phủ trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện qua việc triển khai nhiều chính sách hỗ trợ và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Tuy nhiên, việc thu hút FDI cũng đồng nghĩa với việc đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Sau đây, Siglaw xin nêu ra một số thuận lợi và khó khăn của Việt Nam về việc thu hút đầu tư nước ngoài. 

Thuận lợi của Việt Nam khi thu hút đầu tư nước ngoài

Việt Nam liên tiếp ký kết gia nhập vào các FTA mới

Trong những năm gần đây, việc Việt Nam liên tiếp ký kết các FTA thế hệ mới đã mở ra những cơ hội đáng kể cho nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt, việc tham gia CPTPP đã mở rộng lối vào Việt Nam cho các thị trường kinh tế của 60 quốc gia, trong đó có 15/20 quốc gia thuộc khối G20. Qua quá trình đàm phán và ký kết các FTA, sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Điều này được minh chứng rõ nhất thông qua sự tăng trưởng đáng kể về vốn đầu tư từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản – là những thành viên chủ chốt trong các FTA trong năm gần đây.

Với việc thực thi FTA, hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt, nhất là về thuế qua. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng tăng cường đầu tư vào Việt Nam để tận dụng những cơ hội này. Các FTA không chỉ giúp giảm chi phí vận chuyện cho sản phẩm trung gian và cuối cùng giữa công ty mẹ và các công ty con ở các quốc gia tiếp nhận, mà còn hỗ trợ hình thành mạng lưới doanh nghiệp lhu vực, góp phần giảm chi phí dịch vụ. Điều này làm nổi bật sự quan trọng của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc tận dụng nguồn lực tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Với nhiều lợi thế về địa lý, tài nguyên và nhân lực, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thuận lợi của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).

Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam về việc thu hút đầu tư nước ngoài
Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam về việc thu hút đầu tư nước ngoài

Vị trí địa lý

Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, giáp ranh với Trung Quốc, Lào, Campuchia và biển Đông. Với diện tích gần 330 nghìn km2, Việt Nam có nhiều cảng biển lớn và phía Đông và phía Nam đều giáp biển nên thuận tiện cho vận tải hàng hoá đường biển tới các thị trường khu vực lân cận và thế giới. Trên đường bộ, phía Bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc – đất nước có nền kinh tế phát triển, dân số hàng đầu thế giới đã tạo thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam vận chuyển lên phía Bắc để tiếp cận với thị trường khổng lồ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều tài nguyên quan trọng như dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, than đá, gỗ, thủy sản và nông sản. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp như cà phê, cao su, gạo, hạt tiêu, điều và dừa.

Nhân lực trẻ và trình độ cao

Với dân số hơn 96 triệu người, Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ và năng động đang ở độ tuổi “vàng”. Nhờ tích cực đầu tư vào giáo dục và mở cửa thị trường nhiều năm qua, nhân lực Việt Nam đã hấp thụ được những kiến thức mới nhất và luôn bắt kịp những công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, lực lượng lao động đang ở độ tuổi “vàng” là một phần quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam.

Khó khăn của Việt Nam về việc thu hút đầu tư nước ngoài

Chi phí chưa hiệu quả

Sự gia tăng đột ngột của chi phí nguyên vật liệu đang tạo ra những thách thức lớn đối với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản, giải thể hoặc tái cấu trúc do không thể giải quyết được vấn đề cân đối chi phí và tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu với chi phí hợp lý hơn.

Nguồn cung lao động hạn chế

Hiện nay, chính sách quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam đang được thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Các quy định của Bộ luật Lao động và các Nghị định liên quan quy định về lao động nước ngoài tại Việt Nam đặt ra nhiều điều kiện và thủ tục khó khăn, góp phần làm giảm linh hoạt trong việc tuyển dụng lao động nước ngoài. Do đó, tạo ra khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, khi họ phải đối mặt với sự thiết hụt nguồn lao động chất lượng cao.

Mặc dù, các chính sách về lao động nước ngoài được tạo ra để bảo vệ lợi ích của người lao động trong nước nhưng cũng tạo ra thách thức trong việc thu hút những doanh nghiệp n cngoaif. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể thấy rằng Việt Nam không hoàn toàn mở cửa chào đón họ và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ.

Cơ sở hạ tầng chưa đạt tiêu chuẩn

Mặc dù đã có những cải thiện nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đề chưa cảm thấy hài hòng về hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công ở Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Do đó, điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài, khi họ cân nhắc quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút FDI. Để thu hút được FDI vào Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ càng và chiến lược rõ ràng của các doanh nghiệp và chính phủ. Và chỉ khi đó, Việt Nam mới có thể tiếp tục phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống của người dân. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đầu tư FDI vào Việt Nam xin vui lòng liên hệ với Công ty luật Siglaw để được tư vấn chi tiết:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (5 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238